Sử dụng máy photocopy màu tại cơ quan có phải tiến hành đăng ký trước khi sử dụng không? Hồ sơ đăng ký sử dụng máy photocopy màu gồm những giấy tờ nào?
Sử dụng máy photocopy màu tại cơ quan có phải tiến hành đăng ký trước khi sử dụng không?
Theo khoản 2, 4 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định:
"2. In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
4. Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống giả;
d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
đ) Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
e) Bao bì, nhãn hàng hóa;
g) Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
h) Các sản phẩm in khác.
6. Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in."
Đồng thời tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 17 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định đối với máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải đăng ký trước khi sử dụng, như sau:
- Tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đăng ký máy qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân có sử dụng máy photocopy màu phải tiến hành đăng ký trước khi sử dụng.
Máy photocopy màu (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký sử dụng máy photocopy màu gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 17 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu bao gồm:
- Đơn đăng ký sử dụng máy theo mẫu quy định;
- Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy phép nhập khẩu máy; hợp đồng và hóa đơn mua máy hoặc chứng từ thuê mua máy;
- Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy.”
Chuyển nhượng máy photocopy màu có cần phải thông báo không?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 60/2014/NĐ-CP bổ sung bởi điểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"5. Chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu:
Tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký khi chuyển nhượng máy phải có hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy đó. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng máy theo mẫu quy định 02 bản;
b) Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức được chuyển nhượng máy;
c) Bản chính giấy xác nhận đã đăng ký máy;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị chuyển nhượng máy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy xác nhận vào đơn chuyển nhượng, trả lại 01 bản cho cơ quan, tổ chức đề nghị chuyển nhượng máy, 01 bản lưu hồ sơ và cập nhật thay đổi đăng ký máy trong dữ liệu quản lý, trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do."
Theo đó tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký khi chuyển nhượng máy phải có hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy đó. Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
- Đơn đề nghị chuyển nhượng;
- Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức được chuyển nhượng máy;
- Bản chính giấy xác nhận đã đăng ký máy.
Khi thanh lý máy giấy xác nhận đăng ký photocopy màu còn thời hạn không?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 60/2014/NĐ-CP bổ sung bởi điểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"6. Thanh lý máy:
Tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký, khi thanh lý phải có văn bản thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in nơi đã đăng ký máy, đồng thời giấy xác nhận đăng ký máy hết hiệu lực.”
Theo đó khi tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký, khi thanh lý phải có văn bản thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in nơi đã đăng ký máy, đồng thời giấy xác nhận đăng ký máy sẽ hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, có sử dụng Dân quân tự vệ? Bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của ai?
- Tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 03 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án thì người có thẩm quyền tiến hành xử lý như thế nào?
- Dự thảo Nghị quyết chi bộ tháng 12 2024? Mẫu dự thảo nghị quyết sinh hoạt chi bộ tháng 12 năm 2024?
- Khi nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân? Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?