Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản bị xử phạt như thế nào?
- Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản bị xử phạt như thế nào?
- Nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản được xử lý như thế nào?
- Cơ sở sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản có bị đình chỉ hoạt động không?
Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
....
2. Phạt tiền đối với hành vi không báo cáo hoặc không thông báo hoạt động sản xuất, nhập khẩu theo quy định theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo theo quy định khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm do cơ sở khác công bố.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 03 sản phẩm đến dưới 05 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam chưa được cấp phép theo quy định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản sẽ bị xử vi phạm hành chính như sau:
- Trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Từ 03 sản phẩm đến dưới 05 sản phẩm bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
- Từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Từ 10 sản phẩm trở lên bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý, mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm quy định trên thì sẽ bị xử phạt gấp 2 lần cá nhân.
Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản (hình từ internet)
Nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
.....
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm về sản xuất, mua bán quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm về nhập khẩu quy định tại khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.
Như vậy, những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản phải buộc tiêu hủy.
Cơ sở sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản có bị đình chỉ hoạt động không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
....
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Như vậy, đình chỉ hoạt động sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản đối với hành vi vi phạm từ 10 sản phẩm trở lên. Nếu dưới 10 sản phẩm sẽ không bị đình chỉ hoạt động sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?