Sử dụng rượu, bia gây tai nạn chết người có thể bị xử lý như thế nào? Và mức bồi thường thiệt hại ra sao?

Xin chào, tôi tên Duy. Tôi muốn biết pháp luật quy định về trường hợp người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? Tôi có đứa em trai tên N. Em trai tôi đi nhậu cùng công ty và có lái xe ô tô (4 chỗ). Trên đường về nhà, vì có men trong người nên em trai tôi đi cũng hơi quá tốc độ là 45km/h và gây tai nạn tông chết người. Em trai tôi khi gây tai nạn có nồng độ cồn là 0,35 miligam/1 lít khí thở. Mức xử phạt đối với em trai là bao nhiêu? Và mức bồi thường thiệt hại như thế nào?

Sử dụng rượu, bia gây tai nạn giao thông có phải là hành vi cấm không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2009 quy định như sau:

- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia

- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi

- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên

- Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe

- Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức

- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia

- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động

- Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Em trai anh Duy sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông và trong người có nồng độ cồn thuộc một trong các hành vi cấm của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2009.

Mức phạt quy định đối với người sử dụng rượu, bia gây tai nạn giao thông?


Mức phạt quy định đối với người sử dụng rượu, bia gây tai nạn giao thông?

- Thứ nhất, mức phạt về hình sự:

Căn cứ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

"1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

- Thứ hai, mức bồi thường thiệt hại dân sự:

Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

"Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, đối chiều với các Điều trên, thì em trai của anh Duy có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về hình sự và cả dân sự vì sử dụng rượu, bia gây tai nạn giao thông. Thứ nhất, em trai của anh Duy điều khiển xe ô tô trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá quy định và gây ra tai nạn chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Thứ hai, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015

Pháp luật quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung tại điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;

+ Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.

Tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Em trai anh Duy chạy xe ô tô vượt quá tốc độ cho phép là 45km/h và trong người có nồng độ cồn là 0,35 miligam/1 lít khí thở nên có thể sẽ bị phạt tùy theo từng trường hợp và mức độ được quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng theo quy định tại điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Rượu bia Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Rượu bia
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Điều khiển xe đạp thể thao đi vào làn đường dành cho xe ô tô có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Phần đường xe chạy là gì? Nếu trường hợp xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy thì tài xế phải làm gì?
Pháp luật
Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 về vi phạm quy tắc giao thông tổng hợp như thế nào?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
Pháp luật
Trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp không được vượt xe 2025? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho sở GTVT mới nhất 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
12,223 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ Rượu bia Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ Xem toàn bộ văn bản về Rượu bia Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào