Sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như thế nào? Có các hành vi nào bị cấm khi sử dụng?
- Sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như thế nào?
- Khi sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có các hành vi nào sẽ bị cấm?
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có trách nhiệm như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm rà soát các thông tin văn bản có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật?
Sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như thế nào?
Tại Điều 4 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định việc sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
Văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được sử dụng chính thức trong việc quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó khi sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật còn phải bảo đảm tuân thủ theo các nguyên tắc khai thác, sử dụng văn bản theo quy định tại Điều 18 Nghị định 52/2015/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm quyền được tiếp cận, khai thác, sử dụng văn bản của các tổ chức, cá nhân; bảo đảm việc tìm kiếm, khai thác văn bản được thuận tiện.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng miễn phí văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như thế nào? Có các hành vi nào bị cấm khi sử dụng? (Hình từ Internet)
Khi sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có các hành vi nào sẽ bị cấm?
Tại Điều 6 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định 02 việc bị cấm trong viêc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là:
- Phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Truy cập bất hợp pháp để thực hiện các hành vi làm sai lệch, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 19 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng thông tin trên mạng.
- Tuân thủ các quy định về khai thác và sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Khuyến khích việc thông báo kịp thời những sai sót của văn bản được đăng tải để cơ quan cập nhật văn bản tiến hành hiệu đính. Trong trường hợp người khai thác, sử dụng không xác định được cơ quan thực hiện việc cập nhật văn bản, thì thông báo đến Bộ Tư pháp để yêu cầu cơ quan thực hiện cập nhật tiến hành hiệu đính văn bản.
Cơ quan nào có trách nhiệm rà soát các thông tin văn bản có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật?
Tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 52/2015/NĐ-CP có nêu như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Văn bản còn hiệu lực được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải được cập nhật đầy đủ; khuyến khích việc cập nhật văn bản đã hết hiệu lực thi hành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
b) Nguồn văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực dùng để cập nhật bao gồm: Bản chính văn bản; bản gốc văn bản; bản sao y bản chính; bản sao lục của cơ quan có thẩm quyền; công báo; tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh in và lưu hành;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện cập nhật và hoàn thành việc cập nhật văn bản trước ngày 30 tháng 6 năm 2016. Trách nhiệm cập nhật văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
d) Đối với những văn bản đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện kiểm tra, rà soát các thông tin văn bản theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để bảo đảm tính chính xác;
đ) Quy trình thu thập, cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện như sau:
Lập danh mục văn bản cần thu thập và thực hiện thống kê văn bản có nguồn hoặc không có nguồn;
Đối với văn bản có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, việc cập nhật phải bảo đảm thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3, đính kèm văn bản theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Nghị định này;
Đối với văn bản không có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, khi cập nhật phải bảo đảm các thông tin cơ bản về loại văn bản, số ký hiệu, trích yếu, ngày ban hành của văn bản và các thông tin khác nếu có.
Theo đó đối với các văn bản đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện kiểm tra, rà soát các thông tin văn bản đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định 52/2015/NĐ-CP về tính chính xác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?