Sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu thương tích 70% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu thương tích 70% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu thương tích 70% liệu có được hưởng án treo?
- Sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu dã man có tính chất côn đồ thì bị tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu thương tích 70% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 282 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 94 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
...
Theo đó nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân sẽ có trường hợp:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Như vậy, có thể thấy rằng hành vi sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy mà còn đánh người lái tàu gây thương tích 70% bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Chiểm đoạt tàu thủy
Sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu thương tích 70% liệu có được hưởng án treo?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
...
Theo đó khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
Mà theo kết luận trên người phạm tội với hành vi hành vi sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy mà còn đánh người lái tàu thì mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, mức phạt tù đã vượt quá 3 năm nên không thể hưởng án treo cho trường hợp này.
Sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu dã man có tính chất côn đồ thì bị tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo đó trong quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có nói rằng yếu tố phạm tội có tính chất côn đồ sẽ là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trong trường hợp này cá nhân tổ chức có hành vi sử dụng vũ khí chiếm đoạt tàu thủy và đánh lái tàu dã man có tính chất côn đồ thì có thể bị xét vào yếu tố phạm tội có tính chất côn đồ và sẽ bị xem xét tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?