Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của điều ước quốc tế được nêu lên làm lý do để rút khỏi điều ước trong trường hợp nào?
- Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của điều ước quốc tế được nêu lên làm lý do để rút khỏi điều ước trừ trong trường hợp nào?
- Việc cắt đứt quan hệ lãnh sự giữa các bên tham gia một điều ước quốc tế có làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý do điều ước đặt ra giữa các bên đó không?
- Một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước là lý do rút khỏi điều ước đó khi nào?
Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của điều ước quốc tế được nêu lên làm lý do để rút khỏi điều ước trừ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh
1. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời điểm ký kết một điều ước và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước trừ khi:
a) Sự tồn tại của các hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên chịu sự ràng buộc của điều ước; và
b) Sự thay đổi đó làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.
2. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước:
a) Nếu đó là một điều ước quy định về đường biên giới; hoặc
b) Nếu sự thay đổi cơ bản là kết quả của một sự vi phạm của chính bên nêu lên nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc tất cả những nghĩa vụ quốc tế khác đối với bất kỳ bên tham gia điều ước.
3. Theo quy định của những khoản trên đây, khi một trong các bên có thể nêu lên một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh như là lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước, sẽ cũng có thể nêu lên sự thay đổi đó như là lý do để tạm đình chỉ việc thi hành điều ước.
Như vậy, sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của điều ước quốc tế được nêu lên làm lý do để rút khỏi điều ước:
- Sự tồn tại của các hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên chịu sự ràng buộc của điều ước; và
- Sự thay đổi đó làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Việc cắt đứt quan hệ lãnh sự giữa các bên tham gia một điều ước quốc tế có làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý do điều ước đặt ra giữa các bên đó không?
Căn cứ theo Điều 63 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự giữa các bên tham gia một điều ước sẽ không ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý do điều ước đặt ra giữa các bên đó, trừ khi trong một mức độ nhất định, sự tồn tại của quan hệ ngoại giao và lãnh sự là không thể thiếu cho việc thi hành điều ước.
Như vậy, việc cắt đứt quan hệ lãnh sự giữa các bên tham gia một điều ước quốc tế sẽ không ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý do điều ước đặt ra giữa các bên đó, trừ khi trong một mức độ nhất định, sự tồn tại của quan hệ ngoại giao và lãnh sự là không thể thiếu cho việc thi hành điều ước.
Một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước là lý do rút khỏi điều ước đó khi nào?
Căn cứ theo Điều 61 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc không có khả năng tiếp tục thi hành điều ước
1. Một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước là lý do cho việc chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước đó nếu việc không thể thi hành đó là do một đối tượng cần thiết cho việc thi hành điều ước đó bị mất đi hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Nếu việc không thể thi hành đó là tạm thời, thì nó chỉ có thể được nêu lên làm lý do cho việc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó.
2. Một bên không thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước làm lý do để chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó, nếu việc không thể thi hành đó là kết quả của chính bên nêu lên nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc bất cứ nghĩa vụ quốc tế nào khác đối với bất cứ bên nào khác tham gia điều ước.
Như vậy, một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước là lý do rút khỏi điều ước đó nếu việc không thể thi hành đó là do một đối tượng cần thiết cho việc thi hành điều ước đó bị mất đi hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn.
Nếu việc không thể thi hành đó là tạm thời, thì nó chỉ có thể được nêu lên làm lý do cho việc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?