Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì phạt bao nhiêu tiền?
- Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì phạt bao nhiêu tiền?
- Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì có bị tước quyền sử dụng giấy phép thi công không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng không?
Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì phạt bao nhiêu tiền?
Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
…
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Giấy phép thi công nhưng đã hết thời hạn ghi trong Giấy phép hoặc có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã hết thời hạn thi công ghi trong văn bản;
b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với tổ chức).
Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì có bị tước quyền sử dụng giấy phép thi công không?
Sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông thì có bị tước quyền sử dụng giấy phép thi công không, thì theo quy định tại khoản 6 và điểm b khoản 7 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
…
6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c khoản 5 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động thi công hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thi công (nếu có) từ 01 tháng đến 03 tháng.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3; điểm a khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Theo quy định trên thì sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông ngoài phạt tiền thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động thi công hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép thi công (nếu có) từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, nếu có giấy phép thi công thì sẽ bị tước quyền sử dụng từ 01 tháng đến 03 tháng.
Ngoài ra còn phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Tại khoản 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
…
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Hành vi sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng có thể bị phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi sửa chữa đường bộ không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?