Sửa chữa quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền xử phạt người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp không?
- Thời hiệu xử phạt người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp là bao lâu?
Người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 và điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp hoặc quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại quyết định giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao thực hiện tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
...
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, người có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Đồng thời, buộc nộp lại quyết định giao thực hiện tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi trên.
Sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền xử phạt người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp không?
Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 10; khoản 3 Điều 18 Nghị định này trong trường hợp đối tượng vi phạm là người nước ngoài.
...
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
4. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 41 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm bằng 1/2 lần thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm.
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định 88/2022/NĐ-CP.
Vì vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền xử phạt người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Thời hiệu xử phạt người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cụ thể xử phạt người sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?