Sức chứa tối đa của trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa được quy định là bao nhiêu? Vận hành trạm cấp LPG như thế nào?
Sức chứa tối đa của trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa được quy định là bao nhiêu?
Tại Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành quy định về quy chuẩn của trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa được quy định như sau:
"Điều 7. Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa
1. Sức chứa tối đa của trạm cấp cho phép là 1000 kg.
2. Trạm cấp đặt trong nhà dân dụng, công nghiệp có sức chứa dưới 700 kg và phải đảm bảo thông gió, an toàn phòng chống cháy nổ. Trạm cấp phải ngăn cách với các phần khác của tòa nhà bằng tường chắn, trần, nền kín, có giới hạn chịu lửa ít nhất là 150 min.
3. Trạm cấp đặt ngoài nhà dân dụng, công nghiệp phải có mái che làm bằng vật liệu không cháy, cách biệt với các tòa nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh có khoảng cách tối thiểu 1 m với sức chứa dưới 400 kg; 3 m với sức chứa từ 400 kg đến 1000 kg."
Đối với trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa thì sức chứa cho phép là 1000 kg. Tuy nhiên đối với trạm cấp đặt trong nhà dân dụng, công nghiệp thì quy định sẽ có sức chứa dưới 700kg.
Sức chứa tối đa của trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa được quy định là bao nhiêu? Vận hành trạm cấp LPG như thế nào?
Vận hành trạm cấp LPG như thế nào?
Tại Điều 13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT quy định:
Yêu cầu vận hành chung:
- Quy trình vận hành, quy định an toàn và quy trình xử lý sự cố trạm cấp LPG phải được đặt ở vị trí dễ thấy tại trạm;
- Phải có sổ nhật ký vận hành, nhật ký sửa chữa tại trạm;
- Người thực hiện các công việc vận hành phải được đào tạo chuyên môn, huấn luyện an toàn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Yêu cầu về nạp LPG vào bồn chứa:
Khoảng cách an toàn giữa điểm nạp LPG bằng xe bồn hoặc toa bồn đường sắt tới công trình lân cận, theo hướng dẫn tại bảng sau:
- Mức nạp LPG lớn nhất không được vượt quá 90 % dung tích bồn chứa.
Yêu cầu về thay chai của hệ thống ống góp
- Trước khi thay chai LPG tại giàn chai phải đóng van chai LPG và van ngắt trên ống mềm;
- Chai LPG phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, chắc chắn, vị trí chai đặt đứng;
- Sau khi thay thế chai, van chai LPG được mở nhẹ nhàng và kiểm tra rò rỉ.
Trong trạm cấp LPG có các đường ống thì quy định lắp đặt như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT quy định về lắp đặt đường ống như sau:
"Điều 11. Quy định về lắp đặt
...
3. Lắp đặt đường ống
a) Đường ống kim loại có đường kính lớn hơn 50 mm không được sử dụng mối ghép ren;
b) Đường ống kim loại có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 50 mm được phép sử dụng mối ghép ren. Ống ren phải là loại chuyên dùng cho LPG có độ dày đảm bảo khả năng chịu áp lực LPG và là ren côn;
c) Gioăng sử dụng tại các điểm nối bích trên đường ống phải là vật liệu chịu được LPG. Nếu gioăng được làm bằng kim loại hoặc vật liệu có kim loại có điểm nóng chảy nhỏ hơn 816°C phải được bảo vệ chống lại tác động của ngọn lửa;
d) Sau khi lắp đặt, đường ống phải được xử lý để chống ăn mòn, sơn và có mũi tên chỉ hướng chuyển động của môi chất;
đ) Lắp đặt cơ cấu an toàn, van đường ống
- Các van đóng ngắt phải được lắp để cô lập thiết bị với các đường ống;
- Van an toàn đường ống phải được lắp vào mỗi phần đường ống LPG lỏng bị cô lập"
Bên cạnh đó tại Điều 10 Quy chuẩn này quy định về yêu cầu đối với hệ thống ống và thiết bị đường ống như sau:
Điều 10. Yêu cầu hệ thống ống và thiết bị đường ống
1. Yêu cầu chung
a) Đường ống đi nổi LPG hơi sơn màu vàng, ống LPG lỏng sơn khác màu vàng;
b) Đường ống đi ngầm phải được bảo vệ để tránh ăn mòn bằng biện pháp phù hợp;
c) Khoảng cách giữa các giá đỡ cho đường ống lắp đặt nổi theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang phải tuân theo bảng 2:
Bảng 2 - Khoảng cách giữa các giá đỡ cho đường ống lắp đặt nổi theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang
d) Trên đường ống, tại một số vị trí cần thiết phải có đồng hồ đo áp suất và các điểm kiểm tra (đầu chờ) để phục vụ cho quá trình vận hành hoặc kiểm tra trước khi đưa hệ thống vào hoạt động;
đ) Đường ống dẫn LPG hơi có áp suất lớn hơn 140 kPa (1,4 bar) hoặc LPG lỏng không được dẫn vào bên trong bất kỳ tòa nhà nào.
2. Vật liệu chế tạo
Đường ống LPG phải được chế tạo bằng vật liệu tuân thủ quy định Mục 4.2.7.2 TCVN 7441:2004.
3. Van an toàn đường ống
a) Giá trị đặt áp suất mở van an toàn trên đường ống LPG hơi phải phù hợp với áp suất làm việc đường ống;
b) Giá trị đặt áp suất mở van an toàn trên đường ống LPG lỏng là 2,4 MPa (24 bar);
c) Đầu ra ống xả của van an toàn phải hướng ra nơi thông thoáng, không được hướng trực tiếp vào nơi có người, bồn chứa hoặc thiết bị;
d) Thời hạn kiểm định định kỳ van an toàn đường ống: Không quá 2 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?