Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo? Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W bao gồm các biển báo nào?
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để làm gì?
Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo quy định tại Điều 31 Chương 5 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Theo quy định biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường.
Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo? Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W bao gồm các biển báo nào? (Hình từ Internet)
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W bao gồm các biển báo nào?
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W bao gồm các biển báo theo quy định tại Điều 32 Chương 5 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W với tên các biển báo như sau:
- Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
- Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
- Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
- Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
- Biển số W.204: Đường hai chiều;
- Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
- Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
- Biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l): Giao nhau với đường không ưu tiên;
- Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên;
- Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
- Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
- Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
- Biển số W.211b: Giao nhau với đường tầu điện;
- Biển số W.212: Cầu hẹp;
- Biển số W.213: Cầu tạm;
- Biển số W.214: Cầu quay - Cầu cất;
- Biển số W.215 a: Kè, vực sâu phía trước;
- Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu phía bên trái và phía bên phải;
- Biển số W.216 a: Đường ngầm;
- Biển số W.216 b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
- Biển số W.217: Bến phà;
- Biển số W.218: Cửa chui;
- Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
- Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
- Biển số W.221 a: Đường lồi lõm;
- Biển số W.221 b: Đường có gồ giảm tốc;
- Biển số W.222 a: Đường trơn;
- Biển số W.222 b: Lề đường nguy hiểm;
- Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;
- Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
- Biển số W.225: Trẻ em;
- Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
- Biển số W.227: Công trường;
- Biển số W.228 (a,b): Đá lở;
- Biển số W.228 c: Sỏi đá bắn lên;
- Biển số W.228 d: Nền đường yếu;
- Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
- Biển số W.230: Gia súc;
- Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
- Biển số W.232: Gió ngang;
- Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
- Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
- Biển số W.235: Đường đôi;
- Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
- Biển số W.237: Cầu vồng;
- Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
- Biển số W.239: Đường cáp điện ở phía trên;
- Biển số W.240: Đường hầm;
- Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
- Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
- Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
- Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
- Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
- Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
- Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.
Xem thêm: Ý nghĩa sử dụng từng biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm được quy định như thế nào?
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm theo quy định tại Điều 33 Chương 5 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
33.1. Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
33.2. Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 16 và Điều 17 của Quy chuẩn này.
Như vậy, kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm được quy định như sau:
- Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
- Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 16 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT và Điều 17 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?