Tác dụng của đăng tiêu và chập tiêu trong báo hiệu hàng hải là gì? Quy chuẩn kỹ thuật đăng tiêu, chập tiêu được quy định như thế nào?
Đăng tiêu là gì?
Mục 1.3.18 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải QCVN 20:2015/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BGTVT (gọi tắt là QCVN 20:2015/BGTVT) định nghĩa như sau: Đăng tiêu là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để báo hiệu luồng hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó.
Tác dụng và quy chuẩn kỹ thuật của đăng tiêu quy định thế nào?
Mục 2.2 QCVN 20:2015/BGTVT quy định như sau:
(1) Tác dụng của đăng tiêu
Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó có liên quan đến an toàn hàng hải.
(2) Các thông số kỹ thuật
- Vị trí xây dựng
Đăng tiêu được đặt ở các vị trí có khả năng gây mất an toàn cho hàng hải như các bãi cạn, bãi đá ngầm, xác tàu đắm và các vị trí đặc biệt khác.
- Kích thước
Kích thước của đăng tiêu phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhưng phải đảm bảo nhận biết dễ dàng trong phạm vi hiệu lực của đăng tiêu.
- Màu thân đăng tiêu
Phải đảm bảo khả năng nhận biết dễ dàng bằng mắt thường và được lựa chọn sao cho độ tương phản với nền phía sau đăng tiêu lớn hơn hoặc bằng 0,6 (tra bảng Phụ lục 1).
- Đặc tính ánh sáng ban đêm
Ánh sáng sử dụng cho đăng tiêu là ánh sáng trắng, có đặc tính được quy định tại mục 2.5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Ánh sáng của đăng tiêu phải rõ ràng, dễ phân biệt với ánh sáng của các báo hiệu hay nguồn sáng khác xung quanh.
Lưu ý: Đăng tiêu có thể được sử dụng thay thế phao trong luồng.
Báo hiệu hàng hải
Chập tiêu là gì?
Mục 1.3.19 QCVN 20:2015/BGTVT định nghĩa chập tiêu là báo hiệu hàng hải gồm hai đăng tiêu biệt lập nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng để tạo thành một hướng ngắm cố định...
Tác dụng và quy chuẩn kỹ thuật của chập tiêu quy định ra sao?
Mục 2.3 QCVN 20:2015/BGTVT quy định như sau:
(1) Tác dụng
- Báo hiệu trục luồng hàng hải;
- Báo hiệu phần nước sâu nhất của một tuyến hàng hải;
- Báo hiệu luồng hàng hải khi không có báo hiệu hai bên luồng hoặc báo hiệu hai bên luồng chưa đủ đảm bảo yêu cầu về độ chính xác;
- Báo hiệu hướng đi an toàn vào cảng hay cửa sông;
- Báo hiệu phân luồng giao thông hai chiều.
(2) Các thông số kỹ thuật
- Vị trí xây dựng
Chập tiêu được bố trí theo trục luồng hàng hải. Đoạn luồng bố trí chập tiêu phải đảm bảo ổn định, không bị thay đổi hướng dưới tác dụng của các điều kiện khí tượng, thủy văn.
- Màu thân tiêu
Phải được lựa chọn sao cho độ tương phản với nền phía sau tiêu lớn hơn hoặc bằng 0,6 (tra bảng Phụ lục 1).
- Đặc tính ánh sáng ban đêm
Ánh sáng sử dụng cho chập tiêu là ánh sáng trắng, có đặc tính giống nhau, chớp đồng bộ và được quy định tại mục 2.5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Độ rọi
+ Độ rọi trong đoạn tác dụng của chập tiêu
Tại bất kỳ điểm nào nằm trong vùng định hướng của chập tiêu, độ rọi tối thiểu tại mắt người quan sát phải bằng 1,0 x 10-6 lx.
+ Cân bằng độ rọi
Tại bất kỳ điểm nào nằm trong vùng định hướng của chập tiêu, độ rọi tại mắt người quan sát gây ra bởi các tiêu phải xấp xỉ nhau.
+ Ngăn ngừa việc gây chói cho người quan sát
Tại bất kỳ điểm nào nằm trong vùng định hướng của chập tiêu, độ rọi tại mắt người quan sát không được vượt quá 0,1 lx.
+ Độ chênh góc đứng giữa hai nguồn sáng
Tại bất cứ điểm nào nằm trong vùng định hướng của chập tiêu, độ chênh góc đứng giữa hai nguồn sáng g (tính bằng radian) tại vị trí người quan sát ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng 1,5x10-3 radian.
+ Độ chênh góc ngang
Độ chênh góc ngang của hai tiêu (qD) mà tại đó người quan sát nhận ra hai tiêu không nằm trên cùng một đường thẳng được xác định bằng giá trị lớn nhất của các giá trị trung bình q'1, q'2 dùng để tính toán độ chênh góc ngang qD của hai tiêu.
q'1 = 0,16 x 10-3 + 0,12 g (g ≤ 1,5 x 10-3 rad)
q'2 = 0,224 g
+ Độ lệch bên
Độ lệch bên (y) mà tại đó người quan sát nhận ra hai tiêu không nằm trên cùng một đường thẳng được xác định bằng công thức:
y = qD x (1 + D/d)
Trị số góc ngang (qD) và độ lệch bên (y) được xác định theo hình 1.
Trong đó:
- M là vị trí của mắt người quan sát
- F1 là vị trí tiêu trước
- F2 là vị trí tiêu sau
- D là khoảng cách từ điểm quan sát đến tiêu trước
- d là khoảng cách giữa 2 tiêu
Hình 1: Các thông số của chập tiêu
+ Kích thước
Kích thước của chập tiêu phụ thuộc vào loại kết cấu, vật liệu xây dựng và điều kiện tự nhiên khu vực bố trí chập tiêu.
Như vậy, chập tiêu về bản chất chính là hai đăng tiêu được đặt trên cùng một mặt phẳng. Thay vì chỉ dùng để báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó có liên quan đến an toàn hàng hải như đăng tiêu thì chập tiêu được sử dụng để báo hiệu trục luồng hàng hải, báo hiệu phần nước sâu nhất của một tuyến hàng hải, báo hiệu luồng hàng hải khi không có báo hiệu hai bên luồng hoặc báo hiệu hai bên luồng chưa đủ đảm bảo yêu cầu về độ chính xác, báo hiệu hướng đi an toàn vào cảng hay cửa sông, báo hiệu phân luồng giao thông hai chiều. Do có sự khác nhau về tác dụng nên quy chuẩn kĩ thuật của hai loại cũng khác nhau để đảm bảo tàu thuyền dễ dàng nhận biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?