Tác phẩm nghệ thuật được công bố dưới dạng triển lãm có đủ điều kiện để được xét Giải thưởng Hồ Chí Minh hay chưa?
- Tác phẩm nghệ thuật được công bố dưới dạng triển lãm có đủ điều kiện để được xét Giải thưởng Hồ Chí Minh hay chưa?
- Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với tác phẩm nghệ thuật có phải sẽ được tiến hành thông qua 03 cấp Hội đồng hay không?
- Nhà nước đã tạm ứng bao nhiêu tiền vào kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2023?
Tác phẩm nghệ thuật được công bố dưới dạng triển lãm có đủ điều kiện để được xét Giải thưởng Hồ Chí Minh hay chưa?
Điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 133/2018/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
1. Tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt pháp luật Việt Nam.
2. Tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được công bố, sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát và các hình thức khác kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mùng 2 tháng 9 năm 1945. Thời gian công bố tối thiểu là 05 năm đối với “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và 03 năm đối với “Giải thưởng Nhà nước” tính đến thời điểm nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương;
b) Không có tranh chấp về quyền tác giả kể từ thời điểm được công bố.
Theo đó, tác phẩm nghệ thuật được công bố dưới dạng triển lãm chỉ mới đáp ứng được một trong các điều kiện để được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh mà thôi.
Ngoài việc công bố tác phẩm nghệ thuộc thì còn cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau:
- Thời gian công bố tác phẩm nghệ thuật phải đạt thời gian tối thiểu là 05 năm đối với “Giải thưởng Hồ Chí Minh” tính đến thời điểm nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý về lĩnh vực văn hóa.
- Không có tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm kể từ thời điểm được công bố.
Tác phẩm nghệ thuật được công bố dưới dạng triển lãm có đủ điều kiện để được xét Giải thưởng Hồ Chí Minh hay chưa? (Hình từ Internet)
Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với tác phẩm nghệ thuật có phải sẽ được tiến hành thông qua 03 cấp Hội đồng hay không?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 90/2014/NĐ-CP việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được thực hiện qua 03 cấp Hội đồng như sau:
- Hội đồng cấp cơ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh): do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tại Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương do Chủ tịch Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thành lập.
- Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước: do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc, Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Văn học, Văn nghệ dân gian.
- Hội đồng cấp Nhà nước: do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tại Điều 13 Nghị định 90/2014/NĐ-CP (sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định 133/2018/NĐ-CP) Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ và làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.
Hội đồng tổ chức phiên họp để xem xét, thảo luận về từng tác phẩm nghệ thuật khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
Việc xem xét, thảo luận về từng tác phẩm đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 90/2014/NĐ-CP.
Hội đồng cấp trên chỉ nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình theo thủ tục quy định tại các Điều 15, 16 và 17 Nghị định 90/2014/NĐ-CP.
Nhà nước đã tạm ứng bao nhiêu tiền vào kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2023?
Theo Điều 1 Nghị quyết 169/NQ-CP năm 2023 thì nhà nước đã tạm ứng trước 30.813,2 triệu đồng từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để bổ sung kinh phí cho các Hội văn học nghệ thuật kịp thời chi trả tiền thưởng giải thưởng cho các tác giả, đồng tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Danh sách các Hội văn học nghệ thuật được bổ sung kinh phí để chi trả tiền thưởng giải thưởng cho các tác giả, đồng tác giả như sau:
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam: 5.617,3 triệu đồng.
- Hội Điện ảnh Việt Nam: 5.468,3 triệu đồng.
- Hội Mỹ thuật Việt Nam: 2.682 triệu đồng.
- Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam: 3.188,6 triệu đồng.
- Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam: 2.577,7 triệu đồng.
- Hội Nhà văn Việt Nam: 5.364 triệu đồng.
- Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: 506,6 triệu đồng.
- Hội Kiến trúc sư Việt Nam: 253,3 triệu đồng.
- Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam: 5.155,4 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?