Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay? Ai có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay?
09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự được quy định tại Danh mục 60 biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP, bao gồm các mẫu sau đây:
TẢI VỀ Mẫu số 04-HS - Mẫu quyết định tạm giam (áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam)
TẢI VỀ Mẫu số 05-HS - Quyết định tạm giam (áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam)
TẢI VỀ Mẫu số 06-HS - Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang được tại ngoại)
TẢI VỀ Mẫu số 07-HS - Quyết định tạm giam (áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam)
TẢI VỀ Mẫu số 08-HS - Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại)
TẢI VỀ Mẫu số 09-HS - Quyết định tạm giam (áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam)
TẢI VỀ Mẫu số 10-HS - Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang được tại ngoại)
TẢI VỀ Mẫu số 11 -HS - Quyết định tạm giam (áp dụng tại phiên tòa phúc thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam)
TẢI VỀ Mẫu số 12-HS - Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại)
Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay? Ai có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam? (Hình từ Internet)
Trong tố tụng hình sự, những người nào có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
Căn cứ quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
...
Như vậy, theo quy định, những người có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam gồm có:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Người thi hành quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam có phải lập biên bản không?
Căn cứ quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người
1. Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thi hành lệnh hoặc quyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi giao, nhận người bị giữ, người bị bắt phải lập biên bản.
Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị giữ, người bị bắt và những tình tiết xảy ra khi giao nhận.
Như vậy, theo quy định, người thi hành quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải lập biên bản.
Lưu ý:
+ Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
+ Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
+ Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ số giá xây dựng có phải là cơ sở xác định giá gói thầu xây dựng không? Công bố chỉ số giá xây dựng thực hiện thế nào?
- Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Khái niệm cải tạo nhà ở theo quy định mới? Quy định về việc cải tạo nhà ở? Chủ sở hữu có được tự thực hiện việc cải tạo nhà ở?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025? Tải mẫu quyết định bổ nhiệm file word?
- Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký nơi thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi nào?