Tai biến của bó bột ở mức độ vừa thì cách xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột sớm theo quy định ra sao?

Cho hỏi tai biến của bó bột ở mức độ vừa thì cách xử lý như thế nào? Bên cạnh đó thì tai biến của bó bột sớm theo quy định là như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tuấn Tú đến từ Long An.

Tai biến của bó bột ở mức độ vừa thì cách xử lý như thế nào?

Tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục III Mục 1 Quy trình kỹ thuật tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT - CÁCH ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
...
III. XỬ TRÍ TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT
1. Mức độ nhẹ: Nới bột, gác cao chi bó bột.
2. Mức độ vừa: Như trên, kèm thêm thuốc chống nề, phong bế gốc chi...
3. Mức độ nặng (có dấu hiệu chèn ép khoang, hoặc có tổn thương mạch máu, thần kinh): chuyển mổ cấp cứu để XỬ TRÍ theo tổn thương (giải ép, nối hoặc ghép mạch...)

Theo đó, khi việc xử trí tai biến của bó bột nếu có sẽ xử lý như sau:

- Mức độ nhẹ: Nới bột, gác cao chi bó bột.

- Mức độ vừa: Như trên, kèm thêm thuốc chống nề, phong bế gốc chi...

- Mức độ nặng (có dấu hiệu chèn ép khoang, hoặc có tổn thương mạch máu, thần kinh): chuyển mổ cấp cứu để XỬ TRÍ theo tổn thương (giải ép, nối hoặc ghép mạch...)

Như vậy, có thể thấy rằng có 3 mức độ khác nhau của tai biến của bó bột thì tùy theo từng mức độ cụ thể sẽ được thực hiện xử lý.

Trường hợp tai biến của bó bột ở mức độ vừa thì kèm thêm thuốc chống nề, phong bế gốc chi và một số cách xử lý khác cần có bác sĩ điều trị kịp thời.

Tai biến của bó bột

Tai biến của bó bột (Hình từ internet)

Tai biến của bó bột sớm được hiểu ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục I Mục 1 Quy trình kỹ thuật tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT - CÁCH ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
...
I. TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT
...
2. Tai biến sớm
- Tổn thương mạch máu, thần kinh. Ở chi trên có thể gặp tổn thương động mạch cánh tay, thần kinh giữa, thần kinh quay, thần kinh trụ, đám rối thần kinh cánh tay. Ở chi dưới có thể gặp ở động mạch khoeo, động mạch chầy sau, thần kinh mác chung… (tuy hiếm xảy ra).
- Xương chọc ra gây gẫy hở thứ phát: lúc đầu là gẫy kín, nhưng do thiếu cẩn thận hoặc động tác vận chuyển hoặc kéo nắn thô bạo có thể làm đầu xương nhọn chọc thủng da gây gẫy hở (thường là gẫy hở độ 1).
- Gẫy thêm xương, đặc biệt với người bệnh cao tuổi và người có bệnh lý về xương (ví dụ có thể ban đầu là chỉ gẫy xương chầy đơn thuần, nhưng nắn thô bạo có thể làm gẫy thêm xương mác, hay ở những người bệnh cao tuổi xương loãng khi nắn trật khớp vai không cẩn thận có thể làm gẫy xương cánh tay...).
- Phù nề, rối loạn dinh dưỡng, hội chứng chèn ép khoang cấp gây hoại tử chi có thể xảy ra (bó bột cấp cứu không rạch dọc bột, không theo dõi sát để nới bột kịp thời, không tổ chức khám lại, không dặn dò hướng dẫn người bệnh phối hợp cùng thầy thuốc theo dõi và săn sóc người bệnh...).
- Gây liệt tủy với gẫy cột sống không vững (kéo nắn cột sống thô bạo có thể gây đứt tủy, dập tủy, phù nề tủy gây liệt tủy, đặc biệt nguy hiểm ở tủy cổ).
...

Theo đó có thể thấy rằng, tai biến sớm sẽ có rất nhiều triệu chứng như quy định trên.

Như vậy, nếu người bệnh có những triệu chứng trên thì có thể là do tai biến sớm cần được bác sĩ xem xét kịp thời.

Phòng ngừa tai biến của bó bột thì phải thực hiện đúng theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo tiểu mục II Mục 1 Quy trình kỹ thuật tai biến của bó bột và cách đề phòng và xử trí tai biến ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

TAI BIẾN CỦA BÓ BỘT - CÁCH ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ
...
II. PHÒNG NGỪA TAI BIẾN DO BÓ BỘT
...
2. Bó bột đúng nguyên tắc và đúng chỉ định. Các tiêu chí cụ thể là:
- Bó bột theo đúng các mốc đã được quy định đối với cụ thể từng loại bột.
- Bột bó thành một khối vững chắc (nhất là các loại bột lớn phải bó nhiều thì).
- Bất động chi gẫy phải trên 1 khớp, dưới 1 khớp (trừ 1 vài trường hợp đặc biệt).
- Không tỳ đè (đặc biệt vùng khớp, phải đệm lót nhiều để tránh loét).
- Đủ độ dầy: tùy loại bột cụ thể, thường trung bình từ 5-8 lớp.
- Không chặt quá (gây chèn ép bột), không lỏng quá (không có tác dụng bất động).
- Bó đều tay (không lồi, không lõm bột).
- Bột cấp cứu (dưới 7 ngày): phải rạch dọc bột, rạch không bỏ sót dù chỉ là 1 sợi gạc (chỉ có các loại bột không rạch dọc là: Minerve, Cravate, Corset, Ngực - vai - cánh tay, bột Cẳng - bàn chân ôm gối; nhưng phải độn lót dầy. Các loại bột rạch dọc từ gốc chi trở xuống là: Chữ U, Chậu - lưng - chân, Ngực - chậu - lưng chân).
...

Theo đó, để phòng ngừa tai biến của bó bột thì phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Bó bột theo đúng các mốc đã được quy định đối với cụ thể từng loại bột.

- Bột bó thành một khối vững chắc (nhất là các loại bột lớn phải bó nhiều thì).

- Bất động chi gẫy phải trên 1 khớp, dưới 1 khớp (trừ 1 vài trường hợp đặc biệt).

- Không tỳ đè (đặc biệt vùng khớp, phải đệm lót nhiều để tránh loét).

- Đủ độ dầy: tùy loại bột cụ thể, thường trung bình từ 5-8 lớp.

- Không chặt quá (gây chèn ép bột), không lỏng quá (không có tác dụng bất động).

- Bó đều tay (không lồi, không lõm bột).

- Bột cấp cứu (dưới 7 ngày): phải rạch dọc bột, rạch không bỏ sót dù chỉ là 1 sợi gạc (chỉ có các loại bột không rạch dọc là: Minerve, Cravate, Corset, Ngực - vai - cánh tay, bột Cẳng - bàn chân ôm gối; nhưng phải độn lót dầy. Các loại bột rạch dọc từ gốc chi trở xuống là: Chữ U, Chậu - lưng - chân, Ngực - chậu - lưng chân).

Như vậy, phải thực hiện đúng theo nguyên tắc trên để bó bột tránh tình trạng phát sinh tai biến không mong muốn.

Chấn thương chỉnh hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tai biến của bó bột ở mức độ vừa thì cách xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột sớm theo quy định ra sao?
Pháp luật
Phẫu thuật tháo khớp vai là như thế nào? Phẫu thuật tháo khớp vai sẽ chỉ định và chống chỉ định với người bệnh ra sao?
Pháp luật
Phẫu thuật xương bánh chè có phải bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu hay không? Người bệnh trước khi phẫu thuật xương bánh chè hồ sơ bệnh án của họ gia đình có được xem không?
Pháp luật
Chống chỉ định không được phẫu thuật xương bánh chè đối với những trường hợp nào? Người bệnh trước khi phẫu thuật xương bánh chè có cần phải nhịn ăn hay không?
Pháp luật
Quy trình phẫu thuật xương bánh chè là gì? Bác sĩ chuyên khoa nào sẽ là người thực hiện phẫu thuật xương bánh chè cho người bệnh?
Pháp luật
Phẫu thuật nắn bó bột gãy xương đòn là gì? Phẫu thuật nắn bó bột gãy xương đòn được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là gì? Trường hợp nào thì việc tái tạo sẽ chỉ định và chống chỉ định?
Pháp luật
Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ là gì? Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ chỉ định cho đối tượng nào?
Pháp luật
Phẫu thuật chuyển gân chi là gì? Phẫu thuật chuyển gân chi sẽ được chỉ định trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Phẫu thuật vết thương khớp sẽ phải theo dõi tai biến như thế nào? Phẫu thuật vết thương khớp sẽ chống chỉ định cho những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chấn thương chỉnh hình
1,537 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấn thương chỉnh hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấn thương chỉnh hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào