Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức ban lãnh đạo, người đứng đầu như thế nào?
- Nguyên tắc việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
- Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức ban lãnh đạo, người đứng đầu như thế nào?
- Trách nhiệm của Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là gì?
Nguyên tắc việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc tổ chức
1. Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở.
2. Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các Bộ, sở đặt tại cấp huyện."
Như vậy khi tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải tuân thủ các quy định như trên.
Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức ban lãnh đạo, người đứng đầu như thế nào? (Hình từ Internet)
Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức ban lãnh đạo, người đứng đầu như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 37/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP) quy định về người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
"Điều 5. Người đứng đầu
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Trưởng phòng), là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
3. Số lượng Phó Trưởng phòng
Bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp.
4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật."
Theo đó ban lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng phòng và Phó trưởng phòng. Bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng.
Trách nhiệm của Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 37/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP) quy định trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
- Xây dựng Quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công hoặc ủy quyền.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí; gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
- Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình.
- Thực hiện báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được yêu cầu
- Phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?