Tại các cơ quan hành chính nhà nước treo Quốc huy và Quốc kỳ như thế nào? Có quy định cụ thể về kích thước của Quốc huy hay không?
- Tại các cơ quan hành chính nhà nước treo Quốc huy và Quốc kỳ như thế nào? Có quy định cụ thể về kích thước của Quốc huy hay không?
- Xung quanh cơ quan hành chính nhà nước có thể được bài trí như thế nào?
- Các cán bộ công chức và viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước được yêu cầu về giao tiếp và ứng xử thế nào?
- Thực hiện văn hoá công sở tại cơ quan hành chính với các mục đích và nguyên tắc gì?
Tại các cơ quan hành chính nhà nước treo Quốc huy và Quốc kỳ như thế nào? Có quy định cụ thể về kích thước của Quốc huy hay không?
Tại Mục 1 Chương III Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg có quy định tại các cơ quan hành chính nhà nước treo Quốc huy và Quốc kỳ theo quy định như sau:
QUỐC HUY, QUỐC KỲ
Điều 12. Treo Quốc huy
Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.
Điều 13. Treo Quốc kỳ
1. Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính. Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
2. Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ tang.
Theo quy định trên thì kích cỡ Quốc quy không được quy định cụ thể, tuy nhiên khi theo Quốc huy thì kích cỡ phải phù hợp với không gian treo.
Tại các cơ quan hành chính nhà nước treo Quốc huy và Quốc kỳ như thế nào? (Hình từ Internet)
Xung quanh cơ quan hành chính nhà nước có thể được bài trí như thế nào?
Tại Mục 2 Chương III Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg có quy định về việc bài trí khuôn viên cơ quan hành chính nhà nước như sau:
* Biển tên cơ quan
- Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan.
- Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan.
* Phòng làm việc
Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.
* Khu vực để phương tiện giao thông
Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc.
Các cán bộ công chức và viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước được yêu cầu về giao tiếp và ứng xử thế nào?
Tại Mục 2 Chương II Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg có quy định về giao tiếp, ứng xử của các cán bộ công chức và viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước như sau:
- Giao tiếp và ứng xử
Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
- Giao tiếp và ứng xử với nhân dân
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
- Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.
- Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
Thực hiện văn hoá công sở tại cơ quan hành chính với các mục đích và nguyên tắc gì?
Tại Điều 2 và Điều 3 Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg có quy định về nguyên tắc và mục đích thực hiện như sau:
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở
Việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội;
2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại;
3. Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.
Điều 3. Mục đích
Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích sau đây:
1. Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
2. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?