Tài khoản 241 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh thông tin gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 241 ra sao?
Tài khoản 241 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh thông tin gì?
Tài khoản 241 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 37 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.
Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.
b) Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình được xác định theo quy định hiện hành, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác.
...
Theo đó, Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang là tài khoản phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.
Lưu ý: Tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Tài khoản 241 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh thông tin gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 241 ra sao? (hình từ internet)
Tài khoản 241 có bao nhiêu tài khoản cấp 2? Các tài khoản đó phản ánh nội dung gì?
Theo Điều 37 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, lắp đặt và trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.
- Tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.
- Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Về kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang được quy định như sau:
Bên Nợ:
- Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);
- Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư (trường hợp cần có giai đoạn đầu tư xây dựng);
- Chi phí đầu tư XDCB bất động sản đầu tư;
- Chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT.
Bên Có:
- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Giá trị bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư XDCB đã hoàn thành;
- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
- Kết chuyển chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT phát sinh sau ghi nhận ban đầu vào các tài khoản có liên quan khi quyết toán được duyệt.
Số dư Nợ:
- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT dở dang;
- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐTT đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt;
- Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang.
Chi phí liên quan đến Tài khoản 241 phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán có đúng không?
Các thông tin phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán được quy định tại Mục 51 thuộc Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:
Các thông tin phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán
51. Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây :
1. Tiền và các khoản tương đương tiền;
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;
3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;
4. Hàng tồn kho;
5. Tài sản ngắn hạn khác;
6. Tài sản cố định hữu hình;
7. Tài sản cố định vô hình;
8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;
9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;
...
Như vậy, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là nội dung phải trình bày tại Bảng cân đối kế toán.
Tải về CHUẨN MỰC SỐ 21 TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?