Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô dùng để theo dõi những loại tiền gì?
- Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô dùng để theo dõi những loại tiền gì?
- Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 đối với tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành không?
Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô dùng để theo dõi những loại tiền gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 901- Tiền không có giá trị lưu hành
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đang chờ xử lý;
b) TCTCVM có trách nhiệm mở tài khoản theo dõi chi tiết cho từng khoản tiền.
...
Theo đó, tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô được dùng để theo dõi các khoản tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đang chờ xử lý.
Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô dùng để theo dõi những loại tiền gì? (Hình từ Internet)
Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 sau:
Tài khoản 9011 - Tiền mẫu, tiền lưu niệm
Tài khoản này dùng để hạch toán các loại tiền dùng làm mẫu, tiền lưu niệm đang bảo quản ở TCTCVM.
Bên Nợ: - Số tiền dùng làm mẫu nhập kho.
- Số tiền lưu niệm nhập kho, nhập quỹ.
Bên Có: - Số tiền dùng làm mẫu xuất kho.
- Số tiền lưu niệm xuất kho, xuất quỹ.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số tiền dùng làm mẫu, tiền lưu niệm đang bảo quản ở tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phát hành qua từng thời kỳ. Nếu có nhiều người chịu trách nhiệm bảo quản, các tổ chức tài chính vi mô mở thêm sổ theo dõi từng loại tiền mẫu giao cho từng người bảo quản.
Tài khoản 9019 - Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý
Tài khoản này dùng để hạch toán các loại tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý, đang bảo quản ở các tổ chức tài chính vi mô.
Tài khoản 9019 có các tài khoản cấp 3 sau:
90191- Tiền nghi giả
90192- Tiền giả
90193- Tiền bị phá hoại chờ xử lý
Kết cấu và nội dung hạch toán tài khoản 9019:
Bên Nợ: - Số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại nhập kho chờ xử lý.
Bên Có: - Số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đã được xử lý.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý, đang bảo quản trong kho của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại và người chịu trách nhiệm bảo quản.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 đối với tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
c) Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ - Có - Số dư Nợ).
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 đối với tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?