Tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô có được mở chi tiết theo từng hạng mục công trình hay không?
- Tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô có được mở chi tiết theo từng hạng mục công trình hay không?
- Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ thì tổ chức tài chính vi mô làm gì để thu hồi các chi phí đã phát sinh của dự án?
- Hệ thống tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 nào?
Tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô có được mở chi tiết theo từng hạng mục công trình hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 321- Xây dựng cơ bản dở dang
1. Nguyên tắc kế toán:
...
b) Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí đầu tư XDCB được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác.
Tài khoản 321 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
...
Theo đó, tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô được mở chi tiết theo từng hạng mục công trình.
Mỗi hạng mục công trình sẽ phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB sau:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác.
Tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô có được mở chi tiết theo từng hạng mục công trình hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ thì tổ chức tài chính vi mô làm gì để thu hồi các chi phí đã phát sinh của dự án?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 321- Xây dựng cơ bản dở dang
1. Nguyên tắc kế toán:
...
d) Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Đối với các TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa, bảo trì, duy tu định kỳ, kế toán được trích lập dự phòng phải trả và tính trước vào chi phí kinh doanh để có nguồn trang trải khi việc sửa chữa phát sinh;
đ) Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ, TCTCVM phải tiến hành thanh lý và thu hồi các chi phí đã phát sinh của dự án. Phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư thực tế phát sinh và số thu từ việc thanh lý được ghi nhận vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân để thu hồi.
Theo đó, trong trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ, tổ chức tài chính vi mô phải tiến hành thanh lý các tài sản thuộc dự án và thu hồi các chi phí đã phát sinh của dự án.
Phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư thực tế phát sinh và số thu từ việc thanh lý được ghi nhận vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân để thu hồi.
Hệ thống tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì hệ thống tài khoản kế toán 321 về xây dựng cơ bản dở dang của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 sau:
+ 3211 - Mua sắm tài sản cố định
+ 3212 - Chi phí xây dựng cơ bản
+ 32121 - Chi phí công trình
+ 32122 - Vật liệu dùng cho xây dựng cơ bản
+ 32123- Chi phí nhân công
+ 32129 - Chi phí khác
+ 3213 - Sửa chữa lớn tài sản cố định
Tài khoản 321 - Xây dựng cơ bản dở dang có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh (Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình).
- Chi phí cải tạo, nâng cấp tài sản cố định.
- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định.
Bên Có:
- Giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư tài sản cố định, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt.
- Giá trị công trình sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt.
- Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định vào các tài khoản có liên quan.
Số dư bên Nợ:
- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang cuối kỳ.
- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định cuối kỳ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?