Tài khoản kế toán 711 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh doanh thu từ các hoạt động dịch vụ nào?
- Tài khoản kế toán 711 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh doanh thu từ các hoạt động dịch vụ nào?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 711 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ không?
Tài khoản kế toán 711 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh doanh thu từ các hoạt động dịch vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản kế toán 711 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh doanh thu từ các hoạt động dịch vụ sau:
- Thu từ dịch vụ nhận ủy thác cho vay vốn;
- Thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
- Thu từ dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động tổ chức tài chính vi mô;
- Thu từ hoạt động đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm;
- Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ khác.
Lưu ý:
Doanh thu cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp.
Trường hợp không tách ngay được số thuế gián thu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán được ghi nhận doanh thu bao gồm cả số thuế phải nộp và định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp.
Khi lập báo cáo kết quả hoạt động, chỉ tiêu “Doanh thu từ hoạt động dịch vụ” không bao gồm số thuế gián thu phải nộp trong kỳ do về bản chất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu.
Tài khoản kế toán 711 của tổ chức tài chính vi mô phản ánh doanh thu từ các hoạt động dịch vụ nào? (Hình từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán 711 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Bên Nợ: - Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động dịch vụ;
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động dịch vụ vào tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: - Doanh thu từ hoạt động dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: - Phản ánh thu về hoạt động dịch vụ hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết
Lưu ý: Tài khoản 711 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô không có số dư cuối kỳ kế toán năm.
Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 711 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
Căn cứ theo quy định về việc mở và sử dụng tài khoản chi tiết tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 711 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ tổ chức tài chính vi mô cần phải lưu ý đảm bảo:
- Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;
- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Lập, gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể theo quy định của Nhà nước và ngân hàng nhà nước.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về doanh thu từ hoạt động dịch vụ không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
c) Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ - Có - Số dư Nợ).
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về doanh thu từ hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?