Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thì có được sử dụng số tiền kia không?
- Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thì có được sử dụng số tiền kia không?
- Những trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được quy định như thế nào?
- Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thanh toán có bị pháp luật cấm không?
Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thì có được sử dụng số tiền kia không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Phong tỏa tài khoản thanh toán
...
2. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP và quy định pháp luật về phòng, chống khủng bố; phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
3. Sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán hoặc người đại diện theo pháp luật, người giám hộ của cá nhân mở tài khoản thanh toán quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này (sau đây gọi chung là người đại diện) biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không thông báo cho khách hàng về việc phong tỏa tài khoản thanh toán). Hình thức thông báo theo thỏa thuận mở, sử dụng tài khoản thanh toán quy định tại Điều 13 Thông tư này.
4. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thanh toán thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Như vậy, trong trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thanh toán thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thì có được sử dụng số tiền kia không? (Hình từ Internet)
Những trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định đối với những trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
- Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
+ Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
+ Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
+ Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
- Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện:
+ Theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
+ Khi có quyết định chấm dứt phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP;
+ Khi có yêu cầu chấm dứt phong tỏa của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thanh toán có bị pháp luật cấm không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Sửa chữa, tẩy xóa phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán không đúng quy định pháp luật; làm giả phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
3. Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vây, việc cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ nằm trong hành vi bị nghiêm cấm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?