Tài liệu cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có thể trình bày dưới dạng dữ liệu điện tử hay không?
- Tài liệu cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có thể trình bày dưới dạng dữ liệu điện tử hay không?
- Thời gian cập nhật kiến thức cho nhân viên quản lý thuế phải đạt tối thiểu bao nhiêu giờ trong một năm?
- Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có những trách nhiệm gì theo quy định hiện nay?
Tài liệu cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có thể trình bày dưới dạng dữ liệu điện tử hay không?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về tại liệu cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế như sau:
Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức
1. Nội dung cập nhật kiến thức
a) Các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và nội dung liên quan đến quản lý thuế.
b) Các quy định của pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
Trên cơ sở nội dung cập nhật kiến thức, căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng cục Thuế xây dựng chương trình khung các nội dung phải cập nhật kiến thức của năm đó. Chương trình khung được ban hành trước ngày 31/01 hàng năm.
2. Tài liệu cập nhật kiến thức
a) Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Tài liệu cập nhật kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
Theo đó, tài liệu cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có thể trình bày dưới dạng dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, cần đảm bảo tài liệu chứa đựng đủ các nội dung như:
(1) Các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và nội dung liên quan đến quản lý thuế.
(2) Các quy định của pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
Tài liệu cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có thể trình bày dưới dạng dữ liệu điện tử hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian cập nhật kiến thức cho nhân viên quản lý thuế phải đạt tối thiểu bao nhiêu giờ trong một năm?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về thời gian cập nhật kiến thức cho nhân viên quản lý thuế như sau:
Thời gian, hình thức cập nhật kiến thức
1. Thời gian cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế và người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được xác định như sau:
a) Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 24 giờ (tương đương 03 ngày) trong một năm. Số giờ cập nhật kiến thức được tính cộng dồn từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm để làm cơ sở đăng ký hành nghề hoặc xác định đủ điều kiện hành nghề cho năm sau.
b) Giờ cập nhật kiến thức được tính theo tỷ lệ 01 giờ học bằng 01 giờ cập nhật kiến thức. Thời lượng được tính giờ cập nhật kiến thức không quá 04 giờ/buổi học và không quá 08 giờ/ngày học.
c) Tài liệu chứng minh về giờ cập nhật kiến thức là giấy xác nhận đã tham gia cập nhật kiến thức do đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cấp.
2. Hình thức cập nhật kiến thức.
a) Người đăng ký tham gia cập nhật kiến thức tại các lớp cập nhật kiến thức theo hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến do các đơn vị tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
b) Trường hợp người tham gia học tại các lớp tập huấn do Cục Thuế tổ chức chung cho người nộp thuế, người cập nhật kiến thức (nếu có nhu cầu xác nhận) thì thông báo cho đơn vị tổ chức lớp tập huấn trước khi tham gia buổi tập huấn đầu tiên để Cục Thuế thực hiện theo dõi và cấp giấy xác nhận đã tham dự cập nhật kiến thức.
Theo đó, thời gian cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế phải đạt tối thiểu 24 giờ (tương đương 03 ngày) trong một năm.
Số giờ cập nhật kiến thức được tính cộng dồn từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm để làm cơ sở đăng ký hành nghề hoặc xác định đủ điều kiện hành nghề cho năm sau.
Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có những trách nhiệm gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về trách nhiệm của đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế như sau:
Tổ chức cập nhật kiến thức
1. Tổng cục Thuế ban hành quy chế tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tổng cục Thuế thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá giám sát việc tổ chức cập nhật kiến thức.
2. Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức gồm:
a) Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trường Nghiệp vụ thuế;
b) Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính;
c) Các cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên về các nội dung cập nhật kiến thức quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
d) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế.
3. Các cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế đăng ký tổ chức thực hiện theo quy chế cập nhật kiến thức và được Tổng cục Thuế xác nhận nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Có chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức đáp ứng được quy định tại Điều 19 Thông tư này;
b) Có đội ngũ giảng viên có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới nội dung cập nhật kiến thức quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
4. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết các lớp cập nhật kiến thức trên cơ sở chương trình khung do Tổng cục Thuế ban hành và thông báo cho Tổng cục Thuế trong quý I hàng năm.
b) Theo dõi, điểm danh học viên tham dự lớp học; cấp giấy xác nhận đã tham dự cập nhật kiến thức theo Mẫu 2.4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Gửi báo cáo kết quả tổ chức lớp cập nhật kiến thức theo Mẫu 2.5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lớp học đến Tổng cục Thuế qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.
d) Lưu trữ hồ sơ về tổ chức các lớp cập nhật kiến thức; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về việc tổ chức cập nhật kiến thức theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Duy trì điều kiện cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cùng với các lớp tập huấn chung cho người nộp thuế.
Theo đó, đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế có những trách nhiệm sau:
(1) Xây dựng kế hoạch chi tiết các lớp cập nhật kiến thức trên cơ sở chương trình khung do Tổng cục Thuế ban hành và thông báo cho Tổng cục Thuế trong quý I hàng năm.
(2) Theo dõi, điểm danh học viên tham dự lớp học; cấp giấy xác nhận đã tham dự cập nhật kiến thức theo Mẫu 2.4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BTC. TẢI VỀ
(3) Gửi báo cáo kết quả tổ chức lớp cập nhật kiến thức theo Mẫu 2.5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BTC trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lớp học đến Tổng cục Thuế qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.
*Tải Mẫu 2.5 tại đây: TẢI VỀ
(4) Lưu trữ hồ sơ về tổ chức các lớp cập nhật kiến thức; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về việc tổ chức cập nhật kiến thức theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(5) Duy trì điều kiện cập nhật kiến thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?