Tài liệu để giảng dạy khác gì với tài liệu giảng dạy? Tài liệu để giảng dạy được dùng trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng được các cầu gì?
Tài liệu để giảng dạy khác gì với tài liệu giảng dạy?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT có định nghĩa về tài liệu để giảng dạy như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài liệu giảng dạy bao gồm: giáo trình, bài giảng của giảng viên và tài liệu tham khảo.
2. Giáo trình là tài liệu để giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính của một học phần, được cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tại cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bài giảng là tài liệu do giảng viên biên soạn để giảng dạy đối với học phần được phân công giảng dạy, trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần, giáo trình giảng dạy chính thức, chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo.
4. Tài liệu tham khảo là các sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách dịch, sách hướng dẫn, sách bài tập và các tài liệu khác đã được xuất bản, các bài báo, công trình khoa học và các tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước, bao gồm cả tài liệu điện tử được giảng viên và người học sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; tài liệu giúp cho giảng viên và người học tìm hiểu, bổ sung nội dung kiến thức hoặc tìm hiểu thêm đối với từng phần hoặc toàn bộ học phần trong chương trình đào tạo.
Theo đó, tài liệu để giảng dạy là một phần của giáo trình đào tạo cho các chương trình đại đọc học.
Còn tài liệu giảng dạy sẽ bao gồm cả giáo trình, bài giảng của giảng viên và tài liệu tham khảo. Như vậy có thể hiểu tài liệu để giảng dạy là một phần nhỏ của tài liệu giảng dạy.
Tài liệu để giảng dạy khác gì với tài liệu giảng dạy? (Hình từ Internet)
Tài liệu để giảng dạy được dùng trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng được các cầu gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về sử dụng tài liệu để giảng dạy vào trong chương trình đại học như sau:
Sử dụng giáo trình và tài liệu để giảng dạy
1. Đối với các giáo trình đã xuất bản, cơ sở đào tạo được cung cấp, phát, tặng, cho, cho thuê, trao đổi, cho mượn, làm tài liệu dùng chung, cung cấp cho nguồn tài nguyên giáo dục mở để đưa xuất bản phẩm đến với người sử dụng bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Giáo trình đã được phê duyệt của cơ sở đào tạo phải được sử dụng là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần, trong đó một giáo trình có thể sử dụng cho nhiều học phần có nội dung phù hợp hoặc học phần có nội dung tương đồng.
3. Đối với đào tạo trình độ đại học, cơ sở đào tạo phải bảo đảm mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu học phần, trong đó nội dung của giáo trình phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
4. Đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu với mỗi học phần của chương trình đào tạo; trường hợp với học phần chưa có giáo trình, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có tài liệu để giảng dạy thay cho giáo trình, trong đó nội dung của giáo trình hoặc tài liệu để giảng dạy thay cho giáo trình của mỗi học phần phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
5. Đối với đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có giáo trình hoặc tài liệu để giảng dạy, học tập và nghiên cứu (thay cho giáo trình) cho giảng viên và người học đối với mỗi nội dung, chuyên đề của chương trình đào tạo, trong đó phải có tài liệu chuyên khảo, các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến nội dung, chuyên đề giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên và người học, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
6. Giáo trình đưa vào sử dụng trong cơ sở đào tạo phải được biên soạn, lựa chọn, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Tài liệu để giảng dạy, học tập, nghiên cứu (thay cho giáo trình) cho giảng viên và người học đưa vào sử dụng trong cơ sở đào tạo phải được phê duyệt theo quy định của cơ sở đào tạo, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
7. Căn cứ mục tiêu, nội dung giảng dạy, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, ngành đào tạo, cơ sở đào tạo công khai các giáo trình, tài liệu để giảng dạy, học tập, nghiên cứu đối với từng nội dung, chuyên đề, học phần trong chương trình đào tạo và được xếp theo thứ tự ưu tiên trong sử dụng.
8. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm đối với các đơn vị và tổ chức của cơ sở đào tạo, của giảng viên và của người học trong việc sử dụng giáo trình và tài liệu để giảng dạy đối với từng nội dung, chuyên đề, học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo.
Theo đó, tài liệu để giảng dạy chỉ dùng để thay thế giáo trình nếu học phần chưa có giáo trình, đồng thời tài liệu để giảng dạy thay cho giáo trình của mỗi học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
Kinh phí để duyệt và sử dụng tài liệu để giảng dạy của cơ sở đào tạo có được nhà nước hỗ trợ hay không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về vấn đề kinh phí như sau:
Kinh phí biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình
1. Kinh phí tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình do cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn thu hợp pháp, các nguồn tài trợ, viện trợ khác.
2. Nội dung chi, mức chi để tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và được quy định cụ thể trong quy định của cơ sở đào tạo.
Như vậy, mọi kinh phí liên quan đến việc tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy sẽ do cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn thu hợp pháp, các nguồn tài trợ, viện trợ khác. Không có quy định về việc nhà nước sẽ hỗ trợ các khoản chi này đối với cơ sở đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?