Tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học được tiến hành thẩm định như thế nào? Hình thức trình bày tài liệu ra sao?
Tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học cần đảm bảo được các yêu cầu gì?
Theo khoản 1 Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 quy định về yêu cầu đối với tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học:
Mục đích, yêu cầu
- Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
- Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với các môn học và hoạt động trải nghiệm; quá trình tổ chức thực hiện cần được lồng ghép trong chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm; đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với các đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh.
- Tài liệu giáo dục địa phương cần đảm bảo tính chỉnh thể, sự phát triển liên tục, nhất quán giữa các khối lớp và các cấp học. Các mạch nội dung được thiết kế trong tài liệu cần mang tính mở, linh hoạt giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để thực hiện tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
Từ hướng dẫn trên thì tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học cần dảm bảo Tính chỉnh thể, sự phát triển liên tục, nhất quán giữa các khối lớp và các cấp học.
Cũng theo quy định này thì các mạch nội dung của tài liệu phải được thiết kế trong tài liệu cần mang tính mở, linh hoạt giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để thực hiện tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
Tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học được tiến hành thẩm định như thế nào? Hình thức trình bày tài liệu ra sao? (Hình từ Internet)
Tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học được tiến hành thẩm định ra sao?
Theo khoản 1 Phục lục ban hành kèm theo Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 có quy định về việc thẩm định tại liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học như sau:
PHỤ LỤC
(Kèm theo Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học)
1. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
...
- Thẩm định tài liệu và lập hồ sơ trình Bộ GDĐT phê duyệt tài liệu: thực hiện theo Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện tham khảo một số chủ đề dưới đây để xây dựng khung nội dung, đề cương tài liệu và tổ chức biên soạn tài liệu phù hợp với điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh của từng khối lớp trong cấp Tiểu học.
...
Theo đó, việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học được thực hiện theo Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT.
Cụ thể, tại Điều 10 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT thì quy trình tổ chức thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học như sau:
(1) Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, tài liệu được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng; thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết phiếu nhận xét, đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT.
(2) Thành viên hội đồng đánh giá và xếp loại tài liệu
- Đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt".
- Đánh giá chung và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt":
- Tài liệu dược xếp loại "Đạt" nếu tất cả các tiêu chí được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT được xếp loại "Đạt";
- Tài liệu được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu tất cả các tiêu chí quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT được xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa", trong đó bắt buộc tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT phải được xếp loại "Đạt";
- Tài liệu được xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
(3) Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí quy định
- Tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt" nếu được ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt".
- Tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu được ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt" và loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" hoặc ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa".
- Hội đồng xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
(4) Hội đồng báo cáo kết quả thẩm định tài liệu cho đơn vị tổ chức thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định:
- Tổ chức chỉnh sửa, bổ sung đối với tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" và thẩm định lại theo quy định.
- Tổ chức biên soạn lại đối với tài liệu được Hội đồng xếp loại "Không đạt" và thẩm định lại như thẩm định lần đầu.
- Gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, phê duyệt đối với tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt".
Tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học phải được trình bày như thế nào?
Theo khoản 2 Phục lục ban hành kèm theo Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 có hướng dẫn như sau:
PHỤ LỤC
(Kèm theo Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học)
...
2. CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TIỂU HỌC
2.1. Cấu trúc tài liệu
Lời nói đầu.
Kí hiệu dùng trong tài liệu/Hướng dẫn sử dụng tài liệu.
Mục lục.
Các chủ đề.
Giải thích thuật ngữ, trích nguồn tài liệu tham khảo, tác giả ảnh... (nếu có)
2.2. Hình thức trình bày tài liệu
Bìa 1: Ủy ban nhân dàn tỉnh/thành phố ...; Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tên tài liệu: Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh/thành phố.... Lớp....
Bìa 2: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...; Sở Giáo dục và Đào tạo; Danh sách Ban biên soạn tài liệu.
Các trang tiếp theo bao gồm: Lời nói đầu; Kí hiệu dùng trong tài liệu/Hướng dẫn sử dụng tài liệu; Mục lục; Nội dung các chủ đề; Giải thích thuật ngữ, trích nguồn Tài liệu, tham khảo, tác giả ảnh... (nếu có)./.
Từ hướng dẫn trên thì tài liệu giáo dục địa phương cho cấp Tiểu học phải được trình bày theo hình thức sau:
Bìa 1: Ủy ban nhân dàn tỉnh/thành phố ...; Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tên tài liệu: Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh/thành phố.... Lớp....
Bìa 2: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...; Sở Giáo dục và Đào tạo; Danh sách Ban biên soạn tài liệu.
Các trang tiếp theo bao gồm: Lời nói đầu; Kí hiệu dùng trong tài liệu/Hướng dẫn sử dụng tài liệu; Mục lục; Nội dung các chủ đề; Giải thích thuật ngữ, trích nguồn Tài liệu, tham khảo, tác giả ảnh... (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?