Tài liệu khảo nghiệm DUS gồm những gì? Việc đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng có gồm nội dung về tài liệu khảo nghiệm DUS?
Tài liệu khảo nghiệm DUS gồm những gì?
Khảo nghiệm kỹ thuật hay khảo nghiệm DUS là khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng (theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 79/2023/NĐ-CP).
Về tài liệu khảo nghiệm DUS được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đăng ký là tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.
2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
3. Tác giả giống cây trồng là tổ chức, cá nhân trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì các bên là đồng tác giả.
4. Phát hiện và phát triển giống cây trồng mới là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên, nhân và đánh giá biến dị tự nhiên đó.
5. Khảo nghiệm kỹ thuật (sau đây gọi là Khảo nghiệm DUS) là khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.
6. Tài liệu khảo nghiệm DUS gồm: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tài liệu hướng dẫn về khảo nghiệm DUS do UPOV hoặc nước thành viên UPOV hoặc các nước hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng công bố hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Theo đó, tài liệu khảo nghiệm DUS bao gồm:
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN);
- Tài liệu hướng dẫn về khảo nghiệm DUS do UPOV hoặc nước thành viên UPOV hoặc các nước hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng công bố hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Tài liệu khảo nghiệm DUS gồm những gì? Việc đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng có gồm nội dung về tài liệu khảo nghiệm DUS? (hình từ internet)
Việc đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng có bao gồm nội dung về tài liệu khảo nghiệm DUS?
Đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được quy định tại Điều 26 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng
1. Nội dung đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng gồm:
a) Pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, gồm quy định pháp luật của Việt Nam và quy định của Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn, thoả thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia là thành viên;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về giống cây trồng;
c) Thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng, tra cứu, khai thác thông tin bảo hộ giống cây trồng;
d) Các quy định về khảo nghiệm DUS: Tài liệu khảo nghiệm DUS, thực hiện khảo nghiệm DUS.
...
Như vậy, việc đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng có bao gồm nội dung về tài liệu khảo nghiệm DUS.
Trách nhiệm kiểm tra các hoạt động đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng thuộc về cơ quan nào?
Tại Điều 34 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này:
a) Tổ chức cấp, cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng;
b) Tổ chức xây dựng, ban hành Tài liệu hướng dẫn hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) đối với các loài cây trồng mới;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
d) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
đ) Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
e) Quản lý hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận, ghi nhận lại, xóa tên, ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
g) Kiểm tra các hoạt động đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, hoạt động của tổ chức dịch vụ đại diện quyền;
h) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
i) Cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo hộ giống cây trồng tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có thẩm quyền của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).
...
Chiếu theo quy định này thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?