Tài liệu quý hiếm là gì? Việc sưu tầm tài liệu quý hiếm phải đáp ứng các tiêu chí gì và được thực hiện như thế nào?
Tài liệu quý hiếm là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tài liệu quý hiếm
Tài liệu quý hiếm phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
1. Là bản chính, bản gốc bản thảo viết tay hoặc có bút tích của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
2. Là tài liệu được tạo ra trong khoảng thời gian hoặc tại nơi diễn ra các sự kiện là dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam; chứa thông tin về các sự kiện, biến cố và hiện tượng đặc biệt của tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy, có ý nghĩa nền tảng đối với quản lý nhà nước, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn học và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Được thể hiện trên vật mang tin độc đáo, tiêu biểu của thời kỳ lịch sử;
b) Chỉ có một hoặc lưu giữ được rất ít bản cùng loại mà không thể hoặc rất khó bổ sung, thay thế nếu bị mất hoặc hư hỏng;
c) Độc đáo về ngôn ngữ thể hiện, hình thức trình bày, kỹ thuật chế tác hoặc tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng, phong cách, thời đại.
Như vậy, tài liệu quý hiếm là tài liệu mà đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
- Là bản chính, bản gốc bản thảo viết tay hoặc có bút tích của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
- Là tài liệu được tạo ra trong khoảng thời gian hoặc tại nơi diễn ra các sự kiện là dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam; chứa thông tin về các sự kiện, biến cố và hiện tượng đặc biệt của tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy, có ý nghĩa nền tảng đối với quản lý nhà nước, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn học và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
+ Được thể hiện trên vật mang tin độc đáo, tiêu biểu của thời kỳ lịch sử;
+ Chỉ có một hoặc lưu giữ được rất ít bản cùng loại mà không thể hoặc rất khó bổ sung, thay thế nếu bị mất hoặc hư hỏng;
+ Độc đáo về ngôn ngữ thể hiện, hình thức trình bày, kỹ thuật chế tác hoặc tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng, phong cách, thời đại.
Tài liệu quý hiếm (Hình từ Internet)
Việc sưu tầm tài liệu quý hiếm phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của thư viện công lập
1. Việc sưu tầm phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chí đối với tài liệu sưu tầm và thực hiện theo phương thức, trình tự sau:
a) Tiêu chí: Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định này và có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của thư viện;
b) Phương thức thực hiện bao gồm: Thu thập trong cộng đồng; mua của tổ chức, cá nhân; tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân tặng, cho hoặc chuyển giao; trao đổi giữa các thư viện, giữa thư viện với cơ quan, tổ chức, cá nhân; các phương thức sưu tầm khác;
...
Như vậy, việc sưu tầm tài liệu quý hiếm phải đáp ứng các tiêu chí sau: Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định 93/2020/NĐ-CP à có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của thư viện.
Việc sưu tầm tài liệu quý hiếm được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của thư viện công lập
1. Việc sưu tầm phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chí đối với tài liệu sưu tầm và thực hiện theo phương thức, trình tự sau:
...
c) Trình tự thực hiện:
- Khảo sát, thu thập thông tin về tài liệu; xác định tài liệu đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản này để lập kế hoạch sưu tầm, trình người có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập hồ sơ tài liệu dự kiến sưu tầm gồm: Danh sách tài liệu; biên bản thẩm định tài liệu và các tài liệu khác liên quan (nếu có);
- Thực hiện việc sưu tầm theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Vào sổ đăng ký; lưu trữ hồ sơ hình thành trong quá trình sưu tầm tài liệu.
...
Như vậy, việc sưu tầm tài liệu quý hiếm được thực hiện theo quy trình như sau:
- Khảo sát, thu thập thông tin về tài liệu; xác định tài liệu đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản này để lập kế hoạch sưu tầm, trình người có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập hồ sơ tài liệu dự kiến sưu tầm gồm: Danh sách tài liệu; biên bản thẩm định tài liệu và các tài liệu khác liên quan (nếu có);
- Thực hiện việc sưu tầm theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Vào sổ đăng ký; lưu trữ hồ sơ hình thành trong quá trình sưu tầm tài liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?