Tài liệu và hồ sơ quá trình xử lý, sản xuất và phân phối rau quả tươi có cần được lưu trữ bằng thời hạn sử dụng của rau quả tươi?
- Theo quy phạm thực hành vệ sinh rau quả tươi thì các chương trình làm vệ sinh phải được thực hiện để đảm bảo các điều gì?
- Khi sử dụng nước sau thu hoạch rau quả tươi cần lưu ý điều gì?
- Tài liệu và hồ sơ quá trình xử lý, sản xuất và phân phối rau quả tươi có cần được lưu trữ bằng thời hạn sử dụng của rau quả tươi?
Theo quy phạm thực hành vệ sinh rau quả tươi thì các chương trình làm vệ sinh phải được thực hiện để đảm bảo các điều gì?
Tại tiểu mục 3.4.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi có quy định:
Các chương trình làm vệ sinh và khử trùng phải được thực hiện để đảm bảo bảo dưỡng cần thiết đều được thực hiện có hiệu quả và phù hợp. Hệ thống làm sạch và khử trùng cần được theo dõi về tính hiệu quả và cần được thường xuyên xem xét và điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- Thiết bị thu hoạch và các thùng chứa sử dụng lại tiếp xúc với các loại trái cây tươi và rau quả tươi phải được làm sạch và phải được khử trùng thường xuyên, khi cần.
- Thiết bị thu hoạch và thùng chứa sử dụng lại để đựng các loại rau quả tươi không rửa trước khi bao gói phải được làm sạch và khử trùng khi cần.
Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi (Hình từ Internet)
Khi sử dụng nước sau thu hoạch rau quả tươi cần lưu ý điều gì?
Tại tiểu mục 5.2.2.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi thì khi sử dụng nước sau thu hoạch cần lưu ý:
Việc quản lý chất lượng nước sẽ thay đổi trong tất cả các công đoạn hoạt động. Người bao gói cần tuân thủ GMP để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm nhập hoặc phát tán vi sinh vật gây bệnh có trong nước dùng để chế biến.
Chất lượng nước sử dụng phụ thuộc vào từng công đoạn. Ví dụ, nước sạch có thể được sử dụng cho giai đoạn rửa sản phẩm ban đầu, trong khi đó nước sử dụng cho giai đoạn cuối cùng phải là nước uống được.
- Các hệ thống sau thu hoạch sử dụng nước phải được thiết kế sao cho giảm thiểu được bụi bẩn tích tụ vào sản phẩm và nơi để sản phẩm.
- Chất kháng khuẩn chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết để giảm thiểu sự lây nhiễm chéo trong quá trình sau thu hoạch và được sử dụng phù hợp với thực hành vệ sinh tốt. Các mức sử dụng chất kháng khuẩn cần được theo dõi và kiểm soát để đảm bảo duy trì được ở nồng độ hiệu quả. Khi áp dụng các chất kháng khuẩn, phải rửa ngay sản phẩm để đảm bảo rằng dư lượng hóa chất không vượt quá mức tối đa cho phép.
- Khi thích hợp, nhiệt độ của nước sau thu hoạch phải được kiểm soát và theo dõi.
- Nước hồi lưu phải được xử lý và duy trì trong điều kiện sao cho không tạo ra mối nguy gây mất an toàn cho rau quả tươi. Quá trình xử lý phải được theo dõi và kiểm soát có hiệu quả.
- Nước hồi lưu có thể được sử dụng mà không cần phải xử lý thêm nếu biết không tạo mối nguy gây mất an toàn cho các loại rau quả tươi (ví dụ sử dụng nước thu hồi từ công đoạn rửa cuối cùng).
- Đá lạnh cần được sản xuất từ nước uống được. Đá lạnh phải được sản xuất, xử lý và bảo quản để không bị nhiễm bẩn.
Tài liệu và hồ sơ quá trình xử lý, sản xuất và phân phối rau quả tươi có cần được lưu trữ bằng thời hạn sử dụng của rau quả tươi?
Tại tiểu mục 5.7 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) có nêu:
Tài liệu và hồ sơ
Khi thích hợp, hồ sơ quá trình xử lý, sản xuất và phân phối sản phẩm cần được lưu giữ đủ lâu để giúp cho việc thu hồi và điều tra bệnh do thực phẩm gây ra, khi cần. Thời gian này có thể lâu hơn nhiều so với thời hạn sử dụng của rau quả tươi. Việc lập văn bản làm tăng độ tin cậy và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm.
- Người trồng phải lưu giữ tất cả các thông tin liên quan về các hoạt động nông nghiệp như khu vực sản xuất, nhà cung cấp nguyên vật liệu ban đầu, số hiệu lô hàng của nguyên vật liệu ban đầu, quy trình tưới tiêu, sử dụng hóa chất nông nghiệp, chất lượng nước, kiểm soát côn trùng và chương trình làm vệ sinh bên trong nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, trang thiết bị, dụng cụ và vật chứa.
- Người bao gói phải lưu giữ tất cả các thông tin liên quan đến từng lô sản phẩm như thông tin về nguyên vật liệu ban đầu (ví dụ thông tin từ người trồng, số hiệu lô hàng), chất lượng nước xử lý, kiểm soát chương trình sâu bệnh, nhiệt độ làm mát và bảo quản, hóa chất được sử dụng trong quá trình xử lý sau thu hoạch và chương trình làm vệ sinh mặt bằng cơ sở sản xuất, trang thiết bị và vật chứa v.v...
Như vậy hồ sơ quá trình xử lý, sản xuất và phân phối sản phẩm cần được lưu giữ đủ lâu để giúp cho việc thu hồi và điều tra bệnh do thực phẩm gây ra, khi cần.
Thời gian này có thể lâu hơn nhiều so với thời hạn sử dụng của rau quả tươi. Việc lập văn bản làm tăng độ tin cậy và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?