Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài gồm những gì?
Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài gồm những gì?
Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
2. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
...
Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
...
Như vậy, tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài là thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ những quy định nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Đầu tư 2020 quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Theo đó, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của:
- Quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (nước tiếp nhận đầu tư);
- Điều ước quốc tế có liên quan.
Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài là những ngành, nghề nào?
Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Như vậy, theo quy định, các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
(1) Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
Trong đó, các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp (CITES); mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
(2) Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
(3) Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?