Tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài mới nhất tại đâu? Trình tự thủ tục đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài được thực hiện ra sao?
Tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài mới nhất tại đâu?
Mẫu Đơn đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài được áp dụng hiện nay là Mẫu 04/TP-TTTM-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP (thay thế Mẫu số 04/TP-TTTM ban hành kèm Thông tư 12/2012/TT-BTP) có dạng như sau:
>> Tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài mới nhất tại đây. TẢI VỀ
Trình tự thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài được thực hiện ra sao?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài thương mại như sau:
Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
c) Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp.
3. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập theo quy định tại Điều 26 Luật Trọng tài thương mại và khắc con dấu theo quy định của pháp luật.
Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Như vậy, trình tự thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài thương mại được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm giấy tờ sau:
(1) Đơn đăng ký hoạt động;
(2) Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài;
(3) Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
Lưu ý: Các tài liệu tại (2), (3) là bản sao có chứng thực và phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
(4) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp.
Bước 3: Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập và khắc con dấu theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài mới nhất tại đâu? Trình tự thủ tục đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Tên của Trung tâm trọng tài phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài như sau:
Tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài
1. Tên của Trung tâm trọng tài được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ ‘’Trung tâm trọng tài’’ và không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp Trung tâm trọng tài có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên gọi đó phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
2. Trung tâm trọng tài có thể có biểu tượng, nhưng không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm biểu tượng của mình.
3. Tên của Chi nhánh của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh’’ và tên của Trung tâm trọng tài.
4. Tên của Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của Trung tâm trọng tài.
Như vậy, tên của Trung tâm trọng tài phải đáp ứng những yêu cầu sau:
(1) Được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ ‘’Trung tâm trọng tài’’
- Không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập;
- Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(2) Trường hợp Trung tâm trọng tài có tên bằng tiếng nước ngoài:
- Tên gọi đó phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
- Không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
(2) Trung tâm trọng tài có thể có biểu tượng, không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm biểu tượng của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?