Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào?
Hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh là một loại hợp đồng thương mại có tên là "Purchase and sale contract". Đây là thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên để thực hiện giao dịch mua và bán hàng hóa.
(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá được quy định như sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Pháp luật áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng trong hợp đồng?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh là mẫu nào, theo đó, các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh
(Lưu ý: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Pháp luật áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
Căn cứ quy định tại Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.
...
Như vậy, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng.
Cũng theo quy định trên, pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng mua bán hàng hóa là pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân.
Lưu ý:
- Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
- Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
(khoản 4, 6 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng tiếng Anh có hiệu lực từ thời điểm nào?
Căn cứ quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, hợp đồng mua bán hàng hóa bằng tiếng Anh có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Lưu ý: Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi bộ vào đường cao tốc có bị phạt hay không 2025? Xe máy đi vào đường cao tốc bị trừ bao nhiêu điểm?
- Download mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty mới nhất hiện nay?
- Mức phạt lắp đèn trợ sáng 2025? Lắp đèn trợ sáng xe máy có bị phạt không? Khi nào tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần?
- Mẫu cam kết chịu trách nhiệm xây dựng công trình là mẫu nào? Tải mẫu? Thi công xây dựng công trình bao gồm những gì?
- Tinh gọn bộ máy: Có đổi mới việc thi tuyển cán bộ công chức viên chức theo Nghị quyết 18 hay không?