Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất?
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 20-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
- Tiến hành xét xử vụ án;
- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
- Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự?
Kèm theo mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm - Mẫu số 20-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) và (3) ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm, nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố H), nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4). (2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA). (4) ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo (các bị cáo); trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật. (5) tên Viện kiểm sát truy tố. (6) ghi cụ thể tội danh (các tội danh) mà Viện kiểm sát truy tố. (7) trường hợp Tòa án xét xử bị cáo về khoản hoặc tội danh nặng hơn khoản hoặc tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì ghi bị Tòa án đưa ra xét xử về tội (các tội) (ghi rõ tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự mà Tòa án sẽ xét xử). (8) ghi cụ thể địa điểm nơi xét xử vụ án. (9) xét xử công khai hoặc xét xử kín. (10) ghi đầy đủ họ tên của các Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm; ghi tên của Viện kiểm sát và họ tên Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Cần chú ý không ghi chức vụ của Thẩm phán; đối với vụ án hình sự thông thường thì không ghi chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân (quân nhân); đối với vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì ghi nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân (quân nhân). (11) ghi đầy đủ họ tên những người tham gia tố tụng và những người khác đượcTòa án triệu tập tham gia phiên tòa (nếu có). (12) Viện kiểm sát truy tố, bị cáo (các bị cáo) và những người tham gia tố tụng. |
Trong tố tụng hình sự, quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm phải ghi rõ những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm phải ghi rõ những nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
- Xét xử công khai hay xét xử kín;
- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
- Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;
- Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);
- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
- Họ tên người bào chữa (nếu có);
- Họ tên người phiên dịch (nếu có);
- Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;
- Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?