Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Hướng dẫn viết mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Quy định về việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án như thế nào?
Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
Hiện nay, mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam được quy định là Mẫu số 07-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam
Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
Kèm theo mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam - Mẫu số 07-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) và (3) ghi tên Tòa án nhân dân giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/HSST-QĐTG).
(4), (5) và (6) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm. Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì bỏ dòng “Thẩm phán...”; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.
(7) trường hợp đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam bị cáo đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử thì ghi “278”; trường hợp sau khi tuyên án bị cáo bị phạt tù nhưng xét cần tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án thì ghi “329”.
(8) trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam theo quy định tại Điều 278 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì không ghi mục này.
(9) trường hợp mục (7) ghi “278” thì mục này ghi “hoàn thành việc xét xử”; trường hợp mục (7) ghi “329” thì mục này ghi “việc thi hành án”.
(10) ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp.
(11) nếu là tù có thời hạn ghi cả số và cả bằng chữ mức phạt tù; nếu là tù chung thân ghi “tù chung thân”; nếu là tử hình ghi “tử hình” bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt.
(12) ghi các tội bị truy tố theo hồ sơ vụ án.
(13) ghi cả số và chữ nếu thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại từ 45 ngày trở lên thì ghi thời hạn tạm giam là 45 ngày (bốn mươi lăm ngày); nếu thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày thì ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại và trong trường hợp này cần ghi thêm hết thời hạn tạm giam này, Cơ sở giam giữ có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác. Trường hợp tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì không ghi cụm từ “Thời hạn tạm giam là:..., kể từ ngày tuyên án” mà ghi cụm từ “Thời hạn tạm giam kể từ ngày…..cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm”.
(14) ghi cụ thể tên Trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng. Ví dụ:Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu); Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; Nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân; Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
(15) Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ sở giam giữ, bị cáo.
Quy định về việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án như thế nào?
Việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án được quy định tại Điều 329 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể như sau:
(11) Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
(2) Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
(3) Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản (1) và khoản (2) là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
(4) Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?