Tại ngã tư nơi giao nhau với đường ưu tiên thì khi tham gia giao thông lái xe cần chú ý những gì?
Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, thì dựa vào đâu để xác định đường nào là đường ưu tiên?
Tại điểm 3.6 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ định nghĩa:
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.
Tại Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Thứ tự đường ưu tiên
5.1. Quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
- Đường cao tốc;
- Quốc lộ;
- Đường đô thị;
- Đường tỉnh;
- Đường huyện;
- Đường xã;
- Đường chuyên dùng.
5.2. Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
5.2.1. Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
5.2.2. Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
5.2.3. Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
5.2.4. Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
5.2.5. Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
5.3. Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên.
Theo đó, nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
- Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
- Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
Tại ngã tư nơi giao nhau với đường ưu tiên thì khi tham gia giao thông lái xe cần chú ý những gì? (Hình tư Internet)
Tài xế cần dựa vào đâu để biết điểm bắt đầu của đường ưu tiên?
Tại Phụ lục E QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định:
Biển số I.401 "Bắt đầu đường ưu tiên"
a) Để biểu thị ưu tiên cho các phương tiện trên đường có đặt biển này được đi trước, đặt biển số I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên”. Biển đặt tại vị trí thích hợp trước khi đường nhánh sắp nhập vào trục đường chính, yêu cầu phương tiện từ đường nhánh ra phải dừng lại nhường cho phương tiện trên đường chính đi trước.
Trong trường hợp trên đường ưu tiên đã có các biển W.207, tại các đường nhánh đã có biển W.208 thì không nhất thiết đặt biển số I.401.
b) Trên đoạn đường này, phương tiện được quyền ưu tiên đi qua nơi giao nhau không có điều khiển giao thông. Phương tiện trên đường khác nhập vào hay cắt ngang qua phải nhường đường (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Nếu ở chỗ giao nhau có điều khiển giao thông thì nguyên tắc chạy xe ưu tiên hết tác dụng (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
c) Phía dưới biển số I.401, đặt biển số S.506a "Hướng đường ưu tiên". Nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng.
d) Trên các đường không ưu tiên, ở những điểm giao nhau, đặt biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" hoặc biển số R.122 "Dừng lại", bên dưới có đặt biển số S.506b "Hướng đường ưu tiên".
Theo đó, khi tham gia giao thông thì tài xế dựa vào biển báo I.401 để biết điểm bắt đầu của đường ưu tiên.
Ngoài ra, đến hết đoạn đường quy định là ưu tiên, đặt biển số I.402 "Hết đoạn đường ưu tiên".
Tại nơi giao nhau với đường ưu tiên thì lái xe cần chú ý những gì?
Căn cứ Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Tại nơi giao nhau với đường ưu tiên thì lái xe cần chú ý nếu xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?