Tài nguyên nước mặt được điều tra dựa theo nguyên tắc nào? Điều tra thực địa tài nguyên nước mặt khi nhận nhiệm vụ thì cần phải chuẩn bị những gì?
Tài nguyên nước mặt được điều tra dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 12/2014/TT-BTNMT, có quy định về nguyên tắc điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt như sau:
Nguyên tắc điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt
1. Bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất giữa việc điều tra, đánh giá theo vùng lãnh thổ, từng sông và từng lưu vực sông; giữa việc điều tra, đánh giá của Trung ương với việc điều tra, đánh giá của địa phương; giữa việc điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt và nước dưới đất với điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước theo chuyên đề.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước với cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng.
3. Thông tin, số liệu phải được thu thập đầy đủ, phản ánh đúng hiện trạng tài nguyên nước mặt vùng điều tra.
4. Thông tin dữ liệu, kết quả điều tra tài nguyên nước mặt phải được định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung, được tổng hợp và công bố trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên nước mặt điều tra theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất giữa việc điều tra theo vùng lãnh thổ, từng sông và từng lưu vực sông; giữa việc điều tra của Trung ương với việc điều tra của địa phương; giữa việc điều tra hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt và nước dưới đất với điều tra hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước theo chuyên đề;
- Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước với cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng;
- Thông tin, số liệu phải được thu thập đầy đủ, phản ánh đúng hiện trạng tài nguyên nước mặt vùng điều tra;
-Thông tin dữ liệu, kết quả điều tra tài nguyên nước mặt phải được định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung, được tổng hợp và công bố trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
Tài nguyên nước mặt được điều tra dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Điều tra thực địa tài nguyên nước mặt khi nhận nhiệm vụ thì cần phải chuẩn bị những gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2014/TT-BTNMT, có quy định về công tác ngoại nghiệp như sau:
Công tác ngoại nghiệp
1. Chuẩn bị:
a) Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa:
- Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan, giới hạn, khoanh vùng điều tra, xác định đối tượng, khối lượng điều tra khảo sát;
- Xác định mục đích, nội dung các thông tin cần điều tra;
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn: Văn bản pháp lý đề cương đã sử dụng làm căn cứ và các tài liệu tham chiếu khác.
...
Như vậy, theo quy định trên thì điều tra thực địa tài nguyên nước mặt khi nhận nhiệm vụ thì phải nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan, giới hạn, khoanh vùng điều tra, xác định đối tượng, khối lượng điều tra khảo sát; xác định mục đích, nội dung các thông tin cần điều tra; nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn: Văn bản pháp lý đề cương đã sử dụng làm căn cứ và các tài liệu tham chiếu khác.
Khi điều tra thực địa tài nguyên nước mặt cần phải chuẩn bị những trang thiết bị dụng cụ máy móc gì?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2014/TT-BTNMT, có quy định về công tác ngoại nghiệp như sau:
Công tác ngoại nghiệp
1. Chuẩn bị:
...
d) Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra bao gồm:
- Biên bản làm việc;
- Bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ điều tra hoặc chi tiết hơn tỷ lệ điều tra;
- Sổ nhật ký điều tra (Phụ lục 1: Mẫu sổ nhật ký điều tra khảo sát tài nguyên nước mặt);
- Mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 2A: Mẫu phiếu điều tra);
- Sổ ghi đo lưu lượng, độ sâu (Phụ lục 2B: Mẫu sổ đo);
- Máy GPS cầm tay, thước dây, đồng hồ bấm giây;
- Thiết bị đo lưu tốc (phao, lưu tốc kế, cốc quay);
- Nhiệt kế, giấy quỳ, máy đo nhanh chất lượng nước để đo các thông số: nhiệt độ, pH, TSS, độ dẫn điện và các thông số cơ bản khác;
- Dụng cụ lấy và bảo quản mẫu nước;
- Máy ảnh, la bàn;
- Dụng cụ dự phòng (áo phao, đèn pin, pin).
...
Như vậy, theo quy định trên thì để phục vụ điều tra thực địa tài nguyên nước mặt cần phải có: Máy GPS cầm tay, thước dây, đồng hồ bấm giây; thiết bị đo lưu tốc; nhiệt kế, giấy quỳ, máy đo nhanh chất lượng nước để đo các thông số: nhiệt độ, pH, TSS, độ dẫn điện và các thông số cơ bản khác; dụng cụ lấy và bảo quản mẫu nước; máy ảnh, la bàn; dụng cụ áo phao, đèn pin, pin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?