Tài sản bảo đảm được quy định như thế nào? Thứ tự ưu tiên thanh toán khoản vay giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như thế nào?
Tài sản bảo đảm được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Bên cạnh đó, theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về tài sản bảo đảm như sau:
Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Như vậy, tài sản bảo đảm được hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và không có tranh chấp.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Đồng thời, giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khoản vay giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như thế nào?
Theo Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như sau:
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Như vậy, khi thực hiện thanh toán khoản vay giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm cần chú ý:
Các bên cùng nhận bảo đảm có thể tự thỏa thuận với nhau về thứ tự ưu tiên thanh toán, trong trường hợp các bên nhận bảo đảm không thỏa thuận thì thứ tự thanh toán sẽ được xử lý như sau:
- Ưu tiên thanh toán theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng khi các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3;
- Ưu tiên thanh toán cho bên phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 trước bên không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3;
- Ưu tiên thanh toán theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm khi tất cả các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Ai có trách nhiệm mô tả tài sản bảo đảm?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm mô tả tài sản bảo đảm như sau:
Mô tả tài sản bảo đảm
1. Việc mô tả tài sản bảo đảm do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận, phù hợp với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, các Điều 12, 13, 18 và 19 Nghị định này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.
Theo đó, việc mô tả tài sản bảo đảm do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?