Tài sản chìm đắm gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người được xếp vào cấp độ mấy?
Định nghĩa về tài sản chìm đắm
Điều 276 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định tài sản chìm đắm:
- Tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trong vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.
- Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là tài sản chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, ảnh hưởng tới tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Tài sản chìm đắm
Tài sản chìm đắm gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người được xếp vào cấp độ mấy?
Theo Điều 4 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành hai cấp độ:
- Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hoạt động đường thủy nội địa tại khu vực nhưng chưa gây ách tắc luồng và chưa phải áp dụng biện pháp cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
+ Có nguy cơ gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa đến tính mạng con người;
+ Có chứa đựng đến 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc đến 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
- Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Gây ách tắc luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa hoặc phải cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
+ Xảy ra tràn dầu hoặc hóa chất nguy hiểm, độc hại;
+ Gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người;
+ Có chứa đựng trên 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc trên 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
- Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Cảng vụ có trách nhiệm xác định loại tài sản chìm đắm nguy hiểm và báo cáo ngay bằng văn bản cho cấp trên trực tiếp là Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh, quốc phòng, di sản văn hóa, Cảng vụ phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, tài sản chìm đắm gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người được xếp vào tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2.
Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa thì giải quyết như thế nào?
Điều 5 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
- Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
- Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh, quốc phòng hoặc tài sản chìm đắm nguy hiểm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ lập phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này phê duyệt.
Trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện tổ chức trục vớt hoặc trục vớt tài sản chìm đắm không đúng thời hạn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản chìm đắm, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng. Cảng vụ chủ trì, tổ chức trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
- Chủ sở hữu tài sản chìm đắm ngoài việc thực hiện các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, còn phải thực hiện các quy định có liên quan của pháp luật về sử dụng biển và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển, đảo; đồng thời áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng ngay mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, xử lý ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ lập phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?