Tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng gồm những loại nào? Được công khai thông qua các hình thức nào?
Tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng gồm những loại nào?
Theo khoản 2 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
...
2. Tài sản chuyên dùng:
a) Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân, kho tàng, học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, trường bắn, thao trường, bãi tập, cơ sở giam giữ của lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phòng, an ninh;
c) Công cụ hỗ trợ khác ngoài công cụ hỗ trợ đặc biệt; tài sản khác có cấu tạo đặc biệt phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
...
Theo đó, tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm một số loại như sau:
- Đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân, kho tàng, học viện, trường đào tạo nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, trường bắn, thao trường, bãi tập, cơ sở giam giữ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Phương tiện vận tải chuyên dùng quốc phòng, an ninh;
- Công cụ hỗ trợ khác ngoài công cụ hỗ trợ đặc biệt; tài sản khác có cấu tạo đặc biệt phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngoài ra, danh mục tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng còn được quy định tại Điều 5 Thông tư 318/2017/TT-BQP.
Tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng được công khai thông qua các hình thức nào?
Theo Điều 12 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định về hình thức công khai tài sản chuyên dùng như sau:
Hình thức công khai tài sản chuyên dùng
Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công khai tài sản chuyên dùng theo ba hình thức, gồm:
1. Công bố tại cuộc họp thường kỳ của đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng.
2. Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
3. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền.
Theo đó, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công khai tài sản chuyên dùng theo ba hình thức, gồm:
- Công bố tại cuộc họp thường kỳ của đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng.
- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền.
Công tác công khai tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?
Theo Điều 13 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định về nội dung công khai tài sản chuyên dùng như sau:
Nội dung công khai tài sản chuyên dùng
1. Văn bản quy phạm pháp luật về tài sản chuyên dùng; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng; hệ thống sổ, mẫu biểu, việc lưu giữ hồ sơ và thủ tục hành chính quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng.
2. Thực trạng tài sản chuyên dùng hiện có; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, đưa vào biên chế, sử dụng, giao, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, loại khỏi biên chế tài sản chuyên dùng; bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác về tài sản chuyên dùng sau khi loại khỏi biên chế.
3. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng, gồm: Tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng là tài sản chuyên dùng (số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng; số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng đã được cấp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giá trị quyền sử dụng đất; diện tích đất quốc phòng bị cấp chồng, bị lấn chiếm, cho mượn làm nhà ở gia đình quân nhân; diện tích đất quốc phòng cho thuê, liên doanh, liên kết và sử dụng khác; biện pháp giải quyết); tình hình quản lý, sử dụng nhà là tài sản chuyên dùng.
4. Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản chuyên dùng (nếu có).
Theo đó, công tác công khai tài sản chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật về tài sản chuyên dùng; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng; hệ thống sổ, mẫu biểu, việc lưu giữ hồ sơ và thủ tục hành chính quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng.
- Thực trạng tài sản chuyên dùng hiện có; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, đưa vào biên chế, sử dụng, giao, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, loại khỏi biên chế tài sản chuyên dùng; bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác về tài sản chuyên dùng sau khi loại khỏi biên chế.
- Tình hình quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng, gồm:
+ Tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng là tài sản chuyên dùng (số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng; số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng đã được cấp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giá trị quyền sử dụng đất; diện tích đất quốc phòng bị cấp chồng, bị lấn chiếm, cho mượn làm nhà ở gia đình quân nhân;
+ Diện tích đất quốc phòng cho thuê, liên doanh, liên kết và sử dụng khác; biện pháp giải quyết); tình hình quản lý, sử dụng nhà là tài sản chuyên dùng.
- Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản chuyên dùng (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?