Tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thanh lý, nhượng bán theo những nguyên tắc và phương thức nào?
- Tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thanh lý, nhượng bán theo nguyên tắc nào?
- Tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thanh lý, nhượng bán theo phương thức nào?
- Ai có thẩm quyền thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?
Tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thanh lý, nhượng bán theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 13 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
...
3. Nguyên tắc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Trường hợp nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ không có khả năng thu hồi đủ vốn, Công ty mẹ phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
b) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Công ty mẹ không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn dẫn tới Công ty mẹ không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Đối với việc nhượng bán thanh lý tài sản mang tính chất đặc thù của ngành dầu khí thì ngoài việc chấp hành quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thanh lý, nhượng bán theo những nguyên tắc như sau:
- Trường hợp nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ không có khả năng thu hồi đủ vốn, Công ty mẹ phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
- Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Công ty mẹ không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn dẫn tới Công ty mẹ không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đối với việc nhượng bán thanh lý tài sản mang tính chất đặc thù của ngành dầu khí thì ngoài việc chấp hành quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hình từ Internet)
Tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thanh lý, nhượng bán theo phương thức nào?
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
...
4. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do Công ty mẹ tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì Công ty mẹ được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên. Trường hợp chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo đó, tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thanh lý, nhượng bán theo phương thức như sau:
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do Công ty mẹ tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường.
Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì Công ty mẹ được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.
Trường hợp chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ai có thẩm quyền thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
...
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo Điều lệ của Công ty mẹ.
Theo đó, thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo Điều lệ của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?