Tài sản cố định nào của đơn vị khai thác công trình thủy lợi không phải trích khấu hao? Nguồn kinh phí sửa chữa tài sản cố định được sử dụng thế nào?
Tài sản cố định nào của đơn vị khai thác công trình thủy lợi không phải trích khấu hao?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 73/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng nguồn tài chính
...
6. Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định
a) Việc trích khấu hao tài sản cố định của đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013; Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016; Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và pháp luật khác có liên quan;
b) Các tài sản cố định sau đây của đơn vị khai thác công trình thủy lợi không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản:
- Tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đắp bằng đất, xây đúc bằng bê tông của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước (như hồ, đập, kênh, mương...);
- Máy bơm nước từ 8.000m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình;
c) Việc trích khấu hao tài sản cố định của đơn vị khai thác công trình thủy lợi áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Theo quy định trên các tài sản cố định của đơn vị khai thác công trình thủy lợi không phải trích khấu hao gồm:
- Tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đắp bằng đất, xây đúc bằng bê tông của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước (như hồ, đập, kênh, mương...);
- Máy bơm nước từ 8.000m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình,
Tuy nhiên phải mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.
Tài sản cố định nào đơn vị khai thác công trình thủy lợi không phải trích khấu hao? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí sửa chữa tài sản cố định được sử dụng thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 73/2018/TT-BTC thì việc sử dụng kinh phí sửa chữa lớn tài sản cố định phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Nguồn kinh phí sửa chữa lớn tài sản cố định bao gồm phần tính trong kết cấu giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và phần ngân sách nhà nước hỗ trợ (kinh phí bảo trì);
- Đơn vị khai thác công trình thủy lợi lập kế hoạch hàng năm kinh phí sửa chữa lớn tài sản cố định báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, phê duyệt trong đó nêu rõ tổng số kinh phí cần sửa chữa, nguồn sửa chữa được tính trong kết cấu giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
+ Đối với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc trung ương quản lý được hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương;
+ Đối với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc địa phương quản lý được hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương (nếu có);
- Kinh phí sửa chữa lớn tài sản cố định được quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán thực hiện theo pháp luật về đầu tư xây dựng. Kinh phí sửa chữa lớn tài sản chỉ được dùng để sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, không được dùng vào việc khác, không được chuyển thành lãi của đơn vị khai thác công trình thủy lợi. Trường hợp không dùng hết thì kết chuyển kinh phí sang năm sau để tiếp tục thực hiện công tác sửa chữa lớn.
Các nguồn thu nào được tính vào doanh thu của doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 73/2018/TT-BTC có nêu các nguồn thu được tính vào doanh thu của doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước gồm:
- Nguồn thu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị khai thác công trình thủy lợi để chi trả cho việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Thủy lợi 2017, cụ thể gồm có:
+ Tưới cho cây trồng và cấp nước cho sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi;
+ Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị;
+ Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt.
- Nguồn thu từ việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các đối tượng không được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải nộp cho đơn vị khai thác công trình thủy lợi;
- Nguồn thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định như các khoản kinh phí trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?