Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn điều kiện gì?
Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn điều kiện gì?
Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp là bên đi thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính (là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp).
b) Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
...
Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp.
Cũng theo quy định này thì Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp là bên đi thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính.
Trong đó:
Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn điều kiện gì? (hình từ internet)
Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính có kết cấu thế nào và phản ánh nội dung gì?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính được quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2
- TK 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tài chính của doanh nghiệp;
- TK 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính được quy định như sau:
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2
- TK 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tài chính của doanh nghiệp;
- TK 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính được quy định ra sao?
Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính theo quy định tại điểm 3.9 khoản 3 Điều 36 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:
(i) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ:
- Kế toán giao dịch bán (xem tài khoản 711)
- Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo quy định từ điểm 3.1 đến 3.6 Điều này.
- Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
- Định kỳ, kết chuyển chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642,...
(ii) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ:
- Kế toán giao dịch bán (xem tài khoản 711)
- Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo quy định từ điểm 3.1 đến 3.6 Điều này.
- Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 242 - Chi phí trả trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?