Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
Theo khoản 17 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
Hợp đồng tương lai chỉ số
1. Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là chỉ số chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Hợp đồng tương lai chỉ số khi đáo hạn được thực hiện dưới hình thức thanh toán bằng tiền theo quy chế do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành.
3. Mẫu hợp đồng tương lai chỉ số do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Theo đó, tài cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là chỉ số chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy mô hợp đồng của hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Quy chế Niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định như sau:
Quy mô hợp đồng và hệ số nhân hợp đồng tương lai
1. Quy mô hợp đồng của hợp đồng tương lai được xác định như sau:
a) Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, quy mô hợp đồng tương lai chỉ số = (điểm chỉ số) x (hệ số nhân hợp đồng).
b) Đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, quy mô hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ = (mệnh giá trái phiếu Chính phủ cơ sở) x (hệ số nhân hợp đồng).
2. Việc thay đổi điều khoản về quy mô hợp đồng tương lai và hệ số nhân hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Theo đó, quy mô hợp đồng của hợp đồng tương lai được xác định như sau:
Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số = Điểm chỉ số x hệ số nhân hợp đồng
Lệnh giao dịch hợp đồng tương lai tại mức giá mở cửa - Lệnh ATO có được ưu tiên trước lệnh LO trong khi phân bổ lệnh khớp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Quy chế Niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-HĐTV năm 2022 như sau:
Lệnh giao dịch
1. Lệnh giới hạn (LO)
a) Lệnh LO là lệnh mua hoặc bán hợp đồng tương lai tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Mức giá tốt hơn là mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
b) Lệnh LO được nhập vào hệ thống giao dịch theo nguyên tắc sau:
- Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ.
- Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
2. Lệnh thị trường
a) Lệnh thị trường là lệnh mua hợp đồng tương lai tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán hợp đồng tương lai tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
b) Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục.
c) Lệnh thị trường sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng. Khi có lệnh đối ứng, lệnh thị trường được thực hiện theo quy định đối với từng loại lệnh thị trường tại điểm d khoản này.
d) Các loại lệnh thị trường:
- Lệnh thị trường giới hạn (MTL) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO với mức giá đặt lệnh là giá khớp lệnh gần nhất. Lệnh MTL được chuyển thành lệnh LO phải tuân thủ các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO.
- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập.
- Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK) là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại (nếu có) của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.
3. Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa (ATO)
a) Lệnh ATO là lệnh đặt mua hoặc đặt bán hợp đồng tương lai tại mức giá mở cửa.
b) Khối lượng của lệnh ATO bên mua (hoặc bên bán) được cộng vào khối lượng của bên mua (hoặc bên bán) tại mỗi mức giá để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
c) Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi phân bổ lệnh khớp.
d) Nếu trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa chỉ có lệnh ATO ở hai bên sổ lệnh thì giá khớp lệnh được xác định như sau:
- Bằng giá tham chiếu nếu tổng khối lượng lệnh mua bằng tổng khối lượng lệnh bán.
- Bằng giá tham chiếu cộng một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua lớn hơn tổng khối lượng bán.
- Bằng giá tham chiếu trừ một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua nhỏ hơn tổng khối lượng bán.
đ) Lệnh ATO chỉ được nhập vào hệ thống trong đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa. Sau thời điểm khớp lệnh của phiên, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
...
Theo đó, lệnh giao dịch hợp đồng tương lai tại mức giá mở cửa - Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh LO (lệnh giới hạn) trong khi phân bổ lệnh khớp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?