Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm các loại tài sản gì? Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước thế nào?

Cho tôi hỏi tại cơ quan dự trữ nhà nước, các loại tài sản nào được quy định là tài sản công? Việc quản lý và sử dụng các tài sản công này như thế nào? Khi nào được khai thác kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất? - Câu hỏi của chị Khánh Vân (Hà Nội).

Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm các loại tài sản gì?

Theo quy định tại Điều 71 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì có 02 loại tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước là:

- Tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm:

+ Tài sản công phục vụ công tác quản lý của cơ quan dự trữ nhà nước;

+ Hệ thống kho dự trữ quốc gia.

- Hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Về danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 94/2013/NĐ-CP.

Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm các loại tài sản gì? Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước thế nào?

Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm các loại tài sản gì? Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước thế nào?

Căn cứ theo Điều 72 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về quản lý và sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan dự trữ nhà nước như sau:

- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phục vụ công tác quản lý của cơ quan dự trữ nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.

- Việc quản lý, sử dụng hệ thống kho dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này, pháp luật về dự trữ quốc gia và quy định sau đây:

+ Cơ quan dự trữ nhà nước sử dụng kho để bảo quản tài sản công đã có quyết định thu hồi hoặc đã có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân trong thời gian chờ xử lý theo nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;

+ Cơ quan dự trữ nhà nước được khai thác kho khi chưa sử dụng hết công suất. Việc khai thác kho phải bảo đảm phù hợp với công năng, không làm ảnh hưởng tới bí mật, an toàn dự trữ quốc gia, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và phải được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép.

Số tiền thu được từ việc khai thác, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

Và tại Điều 73 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về quản lý và sử dụng hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia thì việc quản lý, sử dụng hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Khi nào được khai thác kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất?

Tại Điều 86 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về khai thác kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất như sau:

Khai thác kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất
1. Cơ quan dự trữ nhà nước được khai thác kho, bãi chưa sử dụng hết công suất theo hình thức cho thuê để bảo quản tài sản. Việc khai thác kho, bãi chưa sử dụng hết công suất được thực hiện khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này cho phép;
b) Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia của cơ quan dự trữ nhà nước theo kế hoạch được giao và nhiệm vụ bảo quản tài sản công có quyết định thu hồi hoặc tài sản có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân;
c) Không sử dụng chung kho để đồng thời bảo quản hàng dự trữ quốc gia và tài sản thuê bảo quản;
d) Không cho thuê kho dự trữ quốc gia để bảo quản hàng cấm, hàng dễ bị hư hỏng, dễ cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường;
đ) Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng kho, bãi;
e) Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc khai thác kho dự trữ quốc gia của cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
3. Người đứng đầu cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia xác định giá cho thuê kho dự trữ phù hợp với giá thị trường và thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi.
...

Theo đó việc khai thác kho, bãi chưa sử dụng hết công suất được thực hiện khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép;

- Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia của cơ quan dự trữ nhà nước theo kế hoạch được giao và nhiệm vụ bảo quản tài sản công có quyết định thu hồi hoặc tài sản có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân;

- Không sử dụng chung kho để đồng thời bảo quản hàng dự trữ quốc gia và tài sản thuê bảo quản;

- Không cho thuê kho dự trữ quốc gia để bảo quản hàng cấm, hàng dễ bị hư hỏng, dễ cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường;

- Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng kho, bãi;

- Thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Dự trữ nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
QCVN 12:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với kim loại? Yêu cầu đối với kim loại trong dự trữ nhà nước ra sao?
Pháp luật
QCVN 13:2011/BTC Quy định về dự trữ nhà nước đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng? Ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước gồm các loại nào?
Pháp luật
Phó Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chức danh Phó Vụ trưởng thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì? Có năng lực và trình độ như thế nào?
Pháp luật
Trưởng bộ phận chuyên môn thuộc Chi cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì? Có năng lực chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Lãnh đạo Chi cục Dự trữ Nhà nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn đào tạo và nghiệp vụ?
Pháp luật
Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm các loại tài sản gì? Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước thế nào?
Pháp luật
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ nào? Tổng cục Dự trữ Nhà nước có chức năng gì? Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước là các cơ quan nào?
Pháp luật
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có chức năng gì? Các tổ chức giúp việc cho Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là các tổ chức nào?
Pháp luật
Bảo quản kim loại dự trữ nhà nước thực hiện theo 3 quy trình là bảo quản lần đầu, bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự trữ nhà nước
1,997 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự trữ nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự trữ nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào