Tài sản công tại cơ quan nhà nước được quản lý vận hành như thế nào? Pháp luật quy định gì về việc hạch toán, thống kê, ghi nhận thông tin về tài sản công?
Việc quản lý vận hành tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Quản lý, vận hành tài sản công tại cơ quan nhà nước
Điều 35 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về vấn đề này như sau:
(1) Về phương thức quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công trực tiếp thực hiện quản lý vận hành tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung thực hiện việc quản lý vận hành khu hành chính tập trung;
- Thuê đơn vị có chức năng thực hiện quản lý vận hành.
(2) Về nội dung quản lý vận hành tài sản công bao gồm:
- Đều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên tài sản công;
- Cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường và dịch vụ khác bảo đảm cho tài sản công hoạt động bình thường.
(3) Việc lựa chọn đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công trong trường hợp áp dụng phương thức quản lý vận hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung ký hợp đồng và thanh toán chi phí cho đơn vị quản lý vận hành tài sản công.
Theo đó, quy trình quản lý, vận hành tài sản công được thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật hiện hành
Hồ sơ quản lý về tài sản công được quy định như thế nào?
Việc lập và quản lý hồ sơ về tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 37 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công và cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ đối với tài sản được giao quản lý.
- Hồ sơ về tài sản công bao gồm:
+ Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản;
+ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và các báo cáo khác về tài sản;
+ Dữ liệu về tài sản tại cơ quan nhà nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Pháp luật quy định gì về việc hạch toán, thống kê, ghi nhận thông tin về tài sản công?
Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về vấn đề này như sau:
- Tài sản công phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị theo quy định của pháp luật về thống kê, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
- Tài sản công là tài sản cố định phải được tính hao mòn theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
- Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
+ Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
+ Bán, thanh lý tài sản;
+ Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
Theo đó, việc thống kê, hạch toán và ghi nhận thông tin về tài sản công được quy định cụ thể tại Điều 119, 120 Nghị định 151/2017/NĐ-CP:
"Điều 119. Thống kê, hạch toán tài sản công
1. Các tài sản công phải được thống kê, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm tài sản đặc biệt), đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Tài sản công tại doanh nghiệp;
d) Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thống kê, hạch toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê.
Điều 120. Thống kê, ghi nhận thông tin về tài sản công
1. Tài sản phải được thống kê về hiện vật và ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản gồm:
a) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
b) Đất đai (trừ đất gắn liền với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đất tại doanh nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê);
c) Tài nguyên;
d) Tài sản công khác.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn các thông tin cần ghi nhận đối với từng loại tài sản quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ công tác quản lý, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công."
Như vậy, tài sản công được quản lý, lập hồ sơ cũng như thống kê, hạch toán, ghi nhận thông tin theo quy định cụ thể của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản công tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?