Tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân sẽ được giao cho những đối tượng nào quản lý và sử dụng?
Tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
...
2. Tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà lưu trú công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà lưu trú công vụ; xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị quy định tại Điều 3 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu; các loại tài sản, hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tài sản khác do pháp luật quy định; tài sản khác theo quy định pháp luật.
Như vậy, tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:
(1) Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà lưu trú công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
(2) Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà lưu trú công vụ;
(3) Xe ô tô và phương tiện vận tải khác;
(4) Máy móc, thiết bị quy định tại Điều 3 Quyết định 50/2017/QĐ-TTg năm 2017;
(5) Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu;
(6) Các loại tài sản, hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC năm 2016.
Tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân được giao cho những đối tượng nào quản lý và sử dụng?
Căn cứ Điều 2 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong ngành Kiểm sát nhân dân được giao quản lý, sử dụng tài sản công, bao gồm:
1. Viện kiểm sát nhân dân các cấp:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh (Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 1, 2, 3);
b) Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh);
c) Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
2. Các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Kế hoạch - Tài chính, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trường Đại học Kiểm sát, Trường Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo Bảo vệ Pháp luật, Tạp chí Kiểm sát;
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, theo quy định thì cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong ngành Kiểm sát nhân dân được giao quản lý và sử dụng tài sản công, bao gồm:
(1) Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
(2) Các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(3) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc phân cấp thẩm quyền quản lý và sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 5 Quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về nội dung phân cấp thẩm quyền quản lý và sử dụng tài sản công như sau:
Nội dung phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công
1. Quyết định mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động.
2. Quyết định khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
3. Quyết định việc sử dụng tài sản công.
4. Quyết định xử lý tài sản công: Thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
5. Quyết định đầu tư xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì tài sản công, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc.
Như vậy, việc phân cấp thẩm quyền quản lý và sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung sau:
(1) Quyết định mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động.
(2) Quyết định khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
(3) Quyết định việc sử dụng tài sản công.
(4) Quyết định xử lý tài sản công: Thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
(5) Quyết định đầu tư xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì tài sản công, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?