Tài sản của các bên đóng góp khác trong Hợp đồng BCC được xác định là nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu?
- Tài sản của các bên đóng góp trong Hợp đồng BCC được xác định là nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu?
- Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh đối với Hợp đồng BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát là những loại tài sản gì?
- Phương pháp kế toán BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát được quy định ra sao?
Tài sản của các bên đóng góp trong Hợp đồng BCC được xác định là nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu?
Tại Điều 44 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về kế toán Hợp đồng bcc như sau:
Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Nguyên tắc kế toán
1.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế nhưng không hình thành pháp nhân độc lập. Hoạt động này có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia.
1.2. BCC có thể được thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia trong BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.
1.3. Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
...
Như vậy, tài sản của các bên đóng góp trong Hợp đồng BCC được xác định là nợ phải trả.
Tải về Mẫu Hợp đồng BCC mới nhất 2024 (chỉ mang giá trị tham khảo)
Tài sản của các bên đóng góp khác trong Hợp đồng BCC được xác định là nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu? (hình từ internet)
Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh đối với Hợp đồng BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát là những loại tài sản gì?
Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh đối với Hợp đồng BCC được quy định tại điểm 1.4 khoản 1 Điều 44 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Nguyên tắc kế toán
...
1.4. Đối với BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát
a) Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình
b) Mỗi bên tham gia liên doanh được nhận sản phẩm hoặc doanh thu từ việc sử dụng và khai thác tài sản đồng kiểm soát và chịu một phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng.
c) Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán chi tiết trên cùng hệ thống sổ kế toán của mình để ghi chép và phản ánh trong Báo cáo tài chính của mình những nội dung sau đây:
- Phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản;
- Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên tham gia góp vốn liên doanh;
- Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên tham gia góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;
- Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;
- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.
...
Theo đó, tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia Hợp đồng BCC là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh.
Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình
Phương pháp kế toán BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định phương pháp kế toán BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát như sau:
Trường hợp các bên tham gia BCC góp tiền mua tài sản đồng kiểm soát, mỗi bên căn cứ vào số tiền thực góp để mua tài sản, ghi:
Nợ các TK 211, 213, 217
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112,331, 341.
Trường hợp các bên tham gia BCC tự thực hiện hoặc phối hợp với đối tác khác tiến hành đầu tư xây dựng để có được tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào chi phí thực tế bỏ ra của bên tham gia BCC, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (chi tiết tài sản đồng kiểm soát)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156,211, 213...
Có các TK 331, 3411,…
Khi công trình đầu tư XDCB hoàn thành, đưa vào sử dụng, các bên phải quyết toán và phân chia giá trị tài sản đồng kiểm soát. Căn cứ biên bản chia tài sản đồng kiểm soát, các bên phải xác định giá trị hợp lý của từng tài sản để ghi nhận phù hợp với quy định của pháp luật, ghi:
Nợ các TK 211, 213, 217 (chi tiết phần tài sản đồng kiểm soát theo giá trị hợp lý của từng phần tài sản được chia)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (chi phí không được duyệt, phải thu hồi- nếu có)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng)
Có TK 241 - XDCB dở dang
Có TK 711 - Thu nhập khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia lớn hơn chi phí đầu tư xây dựng).
Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu mà các bên tham gia liên doanh tài sản đồng kiểm soát phải gánh chịu hoặc được hưởng khi tài sản đi vào hoạt động và BCC chuyển sang hình thức hoạt động đồng kiểm soát thực hiện như quy định đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?