Tài sản đặc biệt của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng là các tài sản nào? Hình thức và nội dung công khai tài sản đặc biệt quy định như thế nào?
Tài sản đặc biệt của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng là các tài sản nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về tài sản đặc biệt của các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là tài sản Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác do Nhà nước giao, bao gồm:
1. Tài sản đặc biệt:
a) Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Đất và công trình gắn liền với đất, bao gồm: công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược; công trình nghiệp vụ an ninh; công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt.
Như vậy, tài sản đặc biệt của các đơn vị lực lượng Quân đội nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng là:
+ Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
+ Đất và công trình gắn liền với đất, bao gồm: công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược; công trình nghiệp vụ an ninh; công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt.
Tài sản đặc biệt của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng là các tài sản nào? (Hình từ Internet)
Thành phần tham gia công khai tài sản đặc biệt là các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2019/TT-BQP về thành phần tham gia công khai tài sản đặc biệt
Danh mục tài sản đặc biệt và thành phần tham gia công khai tài sản đặc biệt
1. Danh mục tài sản đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Điều 5 Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt tại các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg).
2. Thành phần tham gia công khai tài sản đặc biệt là các cơ quan, đơn vị, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt. Cá nhân tham dự công khai chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền việc bảo vệ bí mật thông tin về tài sản đặc biệt theo quy định của pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, những cơ quan, đơn vị, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt phải tham gia công khai tài sản đặc biệt.
Hình thức và nội dung công khai tài sản đặc biệt quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 và Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BQP quy định về hình thức và nội dung công khai tài sản đặc biệt như sau:
Điều 7. Hình thức công khai tài sản đặc biệt
1. Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công khai tài sản đặc biệt theo hai hình thức, gồm:
a) Công bố tại cuộc họp chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.
2. Chỉ huy đơn vị chủ trì cuộc họp chuyên đề với cơ quan chức năng và cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, công bố nội dung công khai tài sản đặc biệt quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về tài sản đặc biệt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền, bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 8. Nội dung công khai tài sản đặc biệt
1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt; hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi và việc lưu giữ hồ sơ tài sản đặc biệt.
2. Thực trạng tài sản đặc biệt hiện có; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, đưa vào biên chế, sử dụng, giao, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, loại khỏi biên chế tài sản đặc biệt; bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản đặc biệt sau khi loại khỏi biên chế.
3. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, gồm: Tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng là tài sản đặc biệt (số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng; số lượng vị trí, diện tích đất quốc phòng đã được cấp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; diện tích đất quốc phòng bị cấp chồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị lấn chiếm, cho mượn làm nhà ở gia đình quân nhân và sử dụng khác; biện pháp giải quyết); tình hình quản lý, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản đặc biệt (cấp công trình, năm đưa công trình vào sử dụng, diện tích sàn).
Như vậy, có 2 hình thức công khai tài sản đặc biệt gồm:
a) Công bố tại cuộc họp chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.
Nội dung công khai tài sản đặc biệt là:
+ Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tài sản đặc biệt;
+ Thực trạng tài sản đặc biệt hiện có;
+ Tình hình quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?