Tài sản riêng của người vợ là căn nhà đang cho thuê và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình nếu muốn bán có cần phải hỏi ý kiến của chồng?
- Tài sản riêng của người vợ là căn nhà đang cho thuê và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình nếu muốn bán có cần phải hỏi ý kiến của chồng?
- Trường hợp người vợ muốn đưa căn nhà là tài sản riêng đang cho thuê vào tài sản chung thì pháp luật có quy định như thế nào?
- Khi nhập tài sản riêng là căn nhà đang cho thuê vào tài sản chung nhưng có thỏa thuận người vợ có quyền cao hơn đối với tài sản chung đó thì có được không?
Tài sản riêng của người vợ là căn nhà đang cho thuê và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình nếu muốn bán có cần phải hỏi ý kiến của chồng?
Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng được quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ và chồng được quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Theo đó có quy định trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Tài sản riêng của người vợ là căn nhà đang cho thuê và cũng là nguồn thu nhập chính, là nguồn sống duy nhất của gia đình thì nếu người vợ muốn bán đi thì cần phải có sự đồng ý của người chồng.
Tài sản riêng của người vợ là căn nhà đang cho thuê và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình nếu muốn bán có cần phải hỏi ý kiến của chồng? (Hình từ Internet)
Trường hợp người vợ muốn đưa căn nhà là tài sản riêng đang cho thuê vào tài sản chung thì pháp luật có quy định như thế nào?
Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo quy định thì khi vợ hoặc chồng muốn nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung thì cần tuân thủ theo quy định này và quy định khác có liên quan.
Khi nhập tài sản riêng là căn nhà đang cho thuê vào tài sản chung nhưng có thỏa thuận người vợ có quyền cao hơn đối với tài sản chung đó thì có được không?
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ và chồng bị xem là vô hiệu được quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc thỏa thuận người vợ có quyền cao hơn đối với tài sản chung vi phạm nguyên tắc nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định tại Điều 29 là chế độ bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung. Do đó, thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu do vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?