Tài sản, tài chính của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam khi Hiệp hội hợp nhất được giải quyết ra sao?
- Tài sản, tài chính của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam khi Hiệp hội hợp nhất được giải quyết ra sao?
- Việc lập Hiệp hội mới sau khi đã có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam về hợp nhất được thực hiện thế nào?
- Muốn thành lập Hiệp hội mới cần đáp ứng những điều kiện gì?
Tài sản, tài chính của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam khi Hiệp hội hợp nhất được giải quyết ra sao?
Theo khoản 3 Điều 44 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Giải quyết tài sản, tài chính khi Hiệp hội giải thể; hợp nhất; sáp nhập; chia tách
...
2. Giải quyết tài sản, tài chính của Hiệp hội khi Hiệp hội hợp nhất:
a) Sau khi hợp nhất thành Hiệp hội mới, Hiệp hội cũ chấm dứt tồn tại, Hiệp hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà Hiệp hội cũ đang thực hiện;
b) Tài sản, tài chính của Hiệp hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho Hiệp hội mới.
...
Căn cứ quy định trên thì tài sản, tài chính của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam khi Hiệp hội hợp nhất sẽ được giải quyết như sau:
- Sau khi hợp nhất thành Hiệp hội mới, Hiệp hội cũ chấm dứt tồn tại, Hiệp hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà Hiệp hội cũ đang thực hiện;
- Tài sản, tài chính của Hiệp hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho Hiệp hội mới.
Việc lập Hiệp hội mới sau khi đã có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam về hợp nhất được thực hiện thế nào?
Tại khoản 3 Điều 41 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể
1. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể Hiệp hội được đưa ra thảo luận trong Ban Chấp hành để trình Đại hội Hiệp hội quyết định. Sau khi có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể Hiệp hội, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Nội vụ quyết định.
2. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể Hiệp hội được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Việc lập Hiệp hội mới sau khi đã có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Hiệp hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Căn cứ trên quy định việc lập Hiệp hội mới sau khi đã có nghị quyết của Đại hội Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam về việc hợp nhất Hiệp hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Muốn thành lập Hiệp hội mới cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập Hiệp hội mới như sau:
- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
- Có điều lệ;
- Có trụ sở;
- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;
+ Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?