Tài sản tại cơ quan của Đảng được điều chuyển trong các trường hợp nào? Ai có quyền quyết định điều chuyển tài sản giữa các cơ quan của Đảng?
Tài sản tại cơ quan của Đảng được điều chuyển trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chuyển tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Tài sản tại cơ quan của Đảng được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
b) Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
c) Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
d) Cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, tài sản tại cơ quan của Đảng được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
- Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
- Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
- Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
- Cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản tại cơ quan của Đảng được điều chuyển trong các trường hợp nào?(Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định điều chuyển tài sản giữa các cơ quan của Đảng?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chuyển tài sản tại cơ quan của Đảng
...
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản tại cơ quan của Đảng:
a) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, đơn vị của Đảng ở trung ương theo đề nghị của cơ quan, đơn vị có tài sản và cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận tài sản; quyết định điều chuyển tài sản từ cơ quan, đơn vị của Đảng ở trung ương sang cơ quan, đơn vị của Đảng ở địa phương và ngược lại theo đề nghị của cơ quan, đơn vị của Đảng ở trung ương và Ban thường vụ tỉnh ủy có liên quan; quyết định điều chuyển tài sản từ cơ quan của Đảng ở địa phương này sang cơ quan của Đảng ở địa phương khác theo đề nghị của Ban thường vụ tỉnh ủy có liên quan (trong trường hợp cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy);
b) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, đơn vị của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy; điều chuyển tài sản từ các cơ quan, đơn vị của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy sang Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện theo đề nghị của cơ quan, đơn vị có tài sản và Ban thường vụ huyện ủy có liên quan;
c) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định điều chuyển tài sản từ các cơ quan, đơn vị của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện sang các cơ quan, đơn vị của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy theo đề nghị của cơ quan, đơn vị có tài sản; cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận tài sản và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan;
d) Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản trong các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện điều chuyển tài sản tại cơ quan của Đảng thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước.
Như vậy, Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định điều chuyển tài sản giữa các cơ quan của Đảng.
Có được cho mượn tài sản tại cơ quan của Đảng vào mục đích cá nhân không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Việc sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Không được cho mượn tài sản, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân.
3. Cơ quan của Đảng được sử dụng nhà ở công vụ, nhà khách và tài sản khác chưa sử dụng hết công suất để khai thác theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Đảng.
4. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc khai thác tài sản do cơ quan của Đảng ở trung ương quản lý; Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc khai thác tài sản do cơ quan của Đảng ở địa phương quản lý.
5. Số tiền thu được từ việc khai thác tài sản quy định tại khoản 3 Điều này, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật, phần còn lại được quản lý như sau:
a) Bổ sung vào kinh phí hoạt động của cơ quan của Đảng đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
b) Bổ sung vào quỹ dự trữ của ngân sách Đảng đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, không được cho mượn tài sản tại cơ quan của Đảng vào mục đích cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?