Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi nào? Trường hợp người có tài sản trưng dụng không đến nhận tài sản thì giải quyết như thế nào?
- Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi nào?
- Quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng có được lập thành văn bản không và có các nội dung nào?
- Tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng gồm những ai và việc hoàn trả tài sản trưng dụng lập thành biên bản bao gồm nội dung gì?
- Trường hợp người có tài sản trưng dụng không đến nhận tài sản thì giải quyết như thế nào?
Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Hoàn trả tài sản trưng dụng
1. Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản.
...
Theo đó, tài sản trưng dụng được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản.
Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi nào? Trường hợp người có tài sản trưng dụng không đến nhận tài sản thì giải quyết như thế nào?
(Hình từ Internet)
Quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng có được lập thành văn bản không và có các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Hoàn trả tài sản trưng dụng
...
2. Quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa điểm hoàn trả tài sản.
...
Theo đó, quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
- Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
- Thời gian và địa điểm hoàn trả tài sản.
Tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng gồm những ai và việc hoàn trả tài sản trưng dụng lập thành biên bản bao gồm nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Hoàn trả tài sản trưng dụng
...
3. Thành phần tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng:
a) Cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.
4. Việc hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:
a) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa điểm hoàn trả.
Như vậy, tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng bao gồm:
- Cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
- Người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.
Việc hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:
- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản;
- Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
- Thời gian và địa điểm hoàn trả.
Trường hợp người có tài sản trưng dụng không đến nhận tài sản thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 33 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Hoàn trả tài sản trưng dụng
...
5. Trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản không đến nhận tài sản thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng tiếp tục quản lý và tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp người có tài sản trưng dụng tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước thì xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.
Như vậy, trường hợp người có tài sản trưng dụng không đến nhận tài sản thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng tiếp tục quản lý và tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Trường hợp người có tài sản trưng dụng tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước thì xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?